Liên Hệ Búpxanh 0948808065

Thược dược | bạch thược | xích thược | Địa chỉ bán bạch thược

Giá bán: 300.000₫

Thược dược | bạch thược | xích thược | Địa chỉ bán bạch thược Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, Thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là "hoa vương", Thược dược được coi là "hoa tướng". Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng Thược dược lại được sử dụng làm thuốc sớm hơn mẫu đơn. Hiện nay Thược dược trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, có phổ sử dụng rộng rãi và tần suất sử dụng rất cao. Thược dược vốn là cây mọc tự nhiên ở một số tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Sơn Đông ….(Trung Quốc). Hiện nay Thược dược đã được di thực vào Sa Pa nước ta,...
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: btd-xtd
Hãng sản xuất: Búpxanh
Loại: Hàng Khô

Thược dược | bạch thược | xích thược | Địa chỉ bán bạch thược

Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, Thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là "hoa vương", Thược dược được coi là "hoa tướng". Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng Thược dược lại được sử dụng làm thuốc sớm hơn mẫu đơn. Hiện nay Thược dược trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, có phổ sử dụng rộng rãi và tần suất sử dụng rất cao.
Thược dược vốn là cây mọc tự nhiên ở một số tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Sơn Đông ….(Trung Quốc). Hiện nay Thược dược đã được di thực vào Sa Pa nước ta, nhưng do là dược liệu dùng nhiều và phổ biến nên vẫn phải nhập từ Trung Quốc.
Thược dược cho 2 loại dược liệu:

  • Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae hay Radix Paeoniae albae) là rễ của cây Thược dược hoa trắng Paeonia lactiflora Pall. (Paeonia albilora Pall). Vị thuốc có sắc trắng nên có tên là Bạch thược.
  • Xích thược (Radix Paeoniae hay Radix Paeoniae rubrae) là rễ của 3 loài Thược dược khác nhau: Paeonia lactiflora Pall., Paeonia obovata Maxim, Paeonia veitchii Lynch, và một số loài khác nữa.

Tránh nhầm cây Thược dược làm thuốc với cây hoa Thược dược được trồng làm cảnh ở nước ta vào dịp tết, thuộc cây Dahlia variabilis Desf, họ Cúc (Asteraceae).

Thược dược | bạch thược | xích thược | Địa chỉ bán bạch thược

BẠCH THƯỢC

Tên gọi khác : Thược dược, Bạch thược dược, Mẫu đơn trắng.
Tên khoa học : Paeonia lactiflora Pall. (Paeonia albiflora Pall.)
Họ : Mẫu đơn (Paeoniaceae).

Bộ phận dùng :

Bạch thược là rễ phơi hay sấy khô của cây Thược dược. Vì vị thuốc có màu trắng nên có tên như vậy. Rễ thu hái từ cây 3-5 tuổi vào hè – thu, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, gọt bỏ vỏ ngoài, cho vào nước sôi, đun sơ qua, vớt ra, đảo hoặc lăn tròn rồi phơi hay sấy khô. Thường dùng củ có đường kính khoảng 1-2 cm, dài 10-15 cm, màu trắng hồng ít xơ. Thứ nhỏ, lõi màu đen sẫm là xấu.
Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi cần để nơi khô ráo, tránh ẩm.

Mô tả cây
Cây thảo sống lâu năm, cao 50-80 m. Rễ củ to, mập mặt ngoài màu nâu, ruột màu trắng hoặc hồng nhạt. Thân nhẵn, mọc thẳng, lá mọc so le, có cuống dài, chia thành 3-7 thuỳ hình trứng hoặc mác thuôn, dài 8-12 cm, rộng 2-4 cm, đầu nhọn. Hoa to mọc riêng lẻ ở ngọn thân, gồm nhiều cánh màu trắng, nhị vàng. Mùa hoa tháng 5-7; mùa quả tháng 8-9.

Phân bố
Bạch thược thuộc loại cây bụi ưa ẩm và ưa sáng. Cây trồng từ hạt sau 4 hoặc 5 năm mới bắt đầu có hoa. Bạch thược rụng lá vào mùa đông, trên thân và cành có nhiều chồi ngủ. Đến khoảng giữa tháng 2 năm sau, từ các chồi ngủ nhanh chóng mọc ra cành và lá non mới. Mùa hoa bắt đầu vào giữa tháng 5, kéo dài từ 10 đến 15 ngày, song mỗi hoa chỉ nở trong vòng vài giờ, đến trưa đã bắt đầu tàn. Bên cạnh việc nhân giống bằng hạt, Bạch thược còn có khả năng mọc chồi từ gốc hoặc rễ của cây, chồi tách từ rễ củ có thể làm cây giống để trồng.

Thành phần hoá học
Thành  phần chính có tác dụng dược lý của Bạch thược gồm paeoniflorin (3,3 – 5,7 %), polysaccharid, proanthocyanidin, flavonoid, tannin, và acid benzoic (khoảng 1 %).

Thược dược | bạch thược | xích thược | Địa chỉ bán bạch thược

Một số công thức đại diện:

Tác dụng dược lý

  • Thành phần quan trọng nhất của Bạch thược là paeoniflorin đã được chứng minh có tác dụng chống co thắt một mạnh mẽ trên ruột động vật có vú, ức chế cơ trơn của dạ dày, ruột và tử cung của chuột; và cũng có tác dụng nhất định trong giảm đau, an thần, chống co giật, ức chế hệ thống thần kinh trung ương; nó cũng làm giảm huyết áp, làm giảm nhiệt độ cơ thể gây ra bởi sốt và bảo vệ chống loét stress. Ngày nay người ta đang nghiên cứu khám phá tiềm năng điều trị của  Paeoniflorin trong rối loạn nhận thức như bệnh mất trí nhớ do tuổi già.
  • Nhiều nghiên cứu đã cho thấy Bạch thược có tác dụng trong việc chống co thắt cơ, giảm đau và hạ sốt, chống viêm, chống tình trạng thiếu oxy, điều hoà miễn dịch, bảo vệ gan, cải thiện tuần hoàn máu của tim, mở rộng các mạch máu, ức chế tiểu cầu máu đông máu, chống u, điều hoà lượng đường trong máu, chống nhiễm khuẩn và chống lão hóa.
  • Do thành phần có acid benzoic nên Bạch  thược có tác dụng trừ đờm, chữa ho; lưu ý nếu uống với liều cao có thể sinh co quắp, cuối cùng mê sảng và chết.
  • Cao nước Bạch thược có tác dụng kháng khuẩn trên Shigella, Vibrio cholerae, Staphylococcus, Salmonella, Pneumoccus, và Corynebacterium diphtheriae.
  • Nước sắc Bạch thược ở nồng độ thấp gây ức chế co bóp ruột thỏ cô lập, nồng độ cao lúc đầu hưng phấn, sau ức chế.
  • Cao methanol 50 % và hoạt chất paeoniflorin có tác dụng anticholinergic trên chuột cống trắng in vivo mà biểu hiện là tác dụng chống co thắt, chống tiêu chảy. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau.

Công dụng
Trong cuộc sống

  • Bạch thược 30 g, Đương quy 15 g, Gừng tươi 15 g, thịt dê 1 kg, nước vừa đủ. Sau khi hầm vừa thì chế thêm gia vị, ăn thịt dê và uống nước hầm khi còn ấm. Công dụng: Khứ ứ, thống kinh, giảm đau. Dùng cho người bị đau bụng sau sinh nở do huyết hư, phong tà xâm nhập, kinh lạc ứ trệ gây nên.
  • Gà ác 1 con, Sinh địa 15 g, Bạch thược 10 g, Xuyên khung 8 g. Gà cho vào hầm nhừ. Các vị thuốc thái nhỏ ngâm trong 1/2 cốc rượu sau đó cho vào gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng. Dùng thích hợp cho người bệnh thiếu máu.

Trong đông y
Tính vị, quy kinh: Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát, vào 3 kinh can, tỳ, phế,
Công năng, chủ trị: Bình can, chỉ thống, dưỡng huyết, điều kinh, liễm am, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6 - 12 g hoặc 15 – 30 g nếu cần, dùng dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Không nên phối hợp vị thuốc này với Lê lô.

Các bài thuốc đông y
Từ xa xưa, đông y đã sử dụng Bạch thược trong các bài thuốc bổ huyết, điều trị nám da, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, đổ mồ hôi nhiều, đau ở ngực, bụng, tay chân, đau dạ dày, đau đầu và chóng mặt. Bạch thược còn được dùng điều trị chứng co giật cơ đùi cẳng chân.

  • Nếu để sống: có tác dụng mát dịu, chữa đau cơ bắp, nhức đầu, hoa mắt, trị tả lỵ, cảm mạo, giải nhiệt, tiểu tiện khó, mồ hôi trộm…
  • Nếu sao vàng: Chữa các chứng bệnh về máu huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh.
  • Nếu sao cháy cạnh: Chữa băng huyết.
  • Chữa chứng táo bón kinh niên: Bạch thược 24 – 40 g, Cam thảo 10 – 15 g. Tất cả sắc lấy nước uống, chia 2 – 3 lần trong ngày. Thường uống 2 – 4 thang là khỏi. Nếu là táo bón kinh niên cần uống mỗi tuần 1 thang nhắc lại.
  • Chữa loét dạ dày: Bạch thược 15 – 20 g, Cam thảo 12 – 15 g; nếu tỳ vị hư hàn, cho thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ mỗi vị 12 g, Phục linh 20 g, Can khương 10 g. Sắc lấy nước uống.
  • Chữa các chứng đau bụng: Sài hồ 6 g, Bạch thược 12 g, Chỉ thực 6 g, Chích Cam thảo 4 g, sắc uống trong ngày. Trường hợp kiết lị đau bụng mót rặn dùng Bạch thược 24 g, Hoàng cầm 12 g, Xuyên liên 6 g, Đại hoàng 8 g (cho sau), Mộc hương 8 g (cho sau), Binh lang 8 g, Đương quy 12 g, Quế nhục 2 g, Cam thảo 4 g. Tất cả sắc uống.
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt: Bạch thược 12 g, Đương quy 12 g, Hương phụ chế 8 g, Sinh địa 10 g, Sài hồ 10 g, Xuyên khung 10 g, Thanh bì 6 g, Cam thảo 3 g, sắc uống ngày 1 thang trị đau bụng kinh. Hay bài “Tứ vật thang” gồm Thục địa 20 g, Đương quy 12 g, Bạch thược 12 g, Xuyên khung 6 – 8 g. Nếu khí hư gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí huyết, nếu ứ huyết nặng gia thêm Đào nhân, Hồng hoa để tăng tác dụng hoạt huyết hóa ứ.
  • Chữa chứng co giật cơ: Bạch thược 16 g, Cam thảo 16 g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang. Có thể dùng thêm bài thuốc: Bạch thược 30 g, Quế chi 15 g, Cam thảo 15 g, Mộc qua 10 g, sắc uống ngày 1 thang. Cần uống 3 – 5 thang có kết quả.
  • Chữa chứng can âm bất túc sinh ra váng đầu, hoa mắt, ù tai, cơ bắp run giật, chân tay tê dại: Dùng bài: “Bổ can thang” trích trong “Y tông kim giám”. Gồm Bạch thược 20 g, Đương quy 16 g, Thục địa 16 g, Táo nhân 20 g, Mạch môn 12 g, Xuyên khung 8 g, Mộc qua 8 g, Cam thảo 4 g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Trong y học hiện đại
Sản phẩm THẬP TOÀN ĐẠI BỔ của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC với thành phần gồm có Bạch thược, Hoàng kỳ, Quế  nhục, Đảng sâm, Cam thảo, Phục linh, Bạch truật, Thục địa, Đương quy, Xuyên khung có tác dụng bồi bổ khí huyết, trị chứng thiếu máu và dùng trong các trường hợp toàn thân suy nhược do các bệnh mãn tính, ăn uống kém ngon, phụ nữ sau khi sanh,… 

Tiêu chuẩn:  Đạt Tiêu chuẩn Dược Điển Trung Quốc 2010
Mô tả: Rễ củ hình trụ tròn, thẳng hoặc hơi uốn cong, hai đầu phẳng, dài 5 - 18 cm, đường kính 1,0 - 2,5 cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc đỏ hơi nâu nhạt, nhẵn hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Đôi khi còn vỏ ngoài màu nâu thẫm. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gãy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc đỏ nâu nhạt. Tầng phát sinh libe - gỗ rõ, các tia xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng, hơi chua.

Soi bột: Bột màu trắng hơi vàng. Soi kính hiển vi thấy: Các khối tinh bột bị hồ hóa. Tinh thể calci oxalat đường kính 11 - 35 µm xếp thành hàng hay rải rác trong tế bào mô mềm; mạch mạng có đường kính 20 - 65 µm. Sợi gỗ dài, đường kính 15 - 40 µm, thành dày hơi hóa gỗ.

Định tính: Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, dược liệu phải có vết paeoniflorin.
Mất khối lượng do làm khô: Không quá 14,0 %.
Tro toàn phần: Không quá 4,0 %.
Kim loại nặng:
Chì (Pb) không quá 5 ppm
Cadimi (Cd) không quá 0,3 ppm
Arsen (As) không quá 2 ppm
Thủy ngân (Hg) không quá 0,2 ppm
Đồng (Cu) không quá 20 ppm.
Chất chiết được trong dược liệu: Không ít hơn 22,0 %.
Định lượng: Không ít hơn 1,6 % paeoniflorin (C23H28O11), tính theo dược liệu khô kiệt.

Mua bạch thược ở đâu tốt

Bạch thược hiện nay thường được nhập khẩu, sản phẩm được búpxanh đóng gói sẵn để bảo quản quý khách có nhu cầu hãy liện hệ với chúng tôi

Tên khác: Thược dược, thảo thược dược, xuyên xích thược.

Tên khoa học: Radix Paeoniae rubrae

Họ: Hoàng liên (Ranunculaceae).

Bộ phận dùng:  Là rễ phơi hay sấy khô của 2 loài:

Thược dược: Paeonia lactiflora Pall.

Xuyên xích thược: Paeonia veitchii Lynch. var. beresowskii Schiff.

Thược dược | bạch thược | xích thược | Địa chỉ bán bạch thược

MÔ TẢ CÂY

Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 - 80 cm. Rễ củ mập, có vỏ ngoài màu nâu đỏ. Thân hình trụ nhẵn. Lá mọc so le, có cuống dài, chia nhiều thùy rất hẹp, mép nguyên, hai mặt nhẵn.

Hoa to mọc riêng lẽ ở kẽ lá và ngọn thân, màu đỏ, nhị vàng.

Mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả: tháng 8 - 9.

Thược dược | bạch thược | xích thược | Địa chỉ bán bạch thược
Hình 1: Xích thược (Paeonia veitchii Lynch)
 

PHÂN BỐ

Xích thược cũng như một vài loài khác cùng chi với bạch thược, mẫu đơn… có nguồn gốc ở vùng Đông Á, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Đó là những cây cảnh quý, rể củ được dùng làm thuốc.

Cây được trồng lâu đời ở Trung Quốc và Nhật Bản. Cuối thập kỷ 70, Viện Dược liệu nhập cây từ Trung Quốc về trồng ở Trại thuốc Sa Pa.

THU HOẠCH, SƠ CHẾ

Thu hái vào mùa xuân, thu. Đào lấy rễ, loại bỏ thân, rễ con, đất cát, phơi khô.

THÀNH PHN HÓA HỌC:

Rễ xích thược chứa thành phần chủ yếu là paeoniflorin.
Paeoniflorin

​TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Paeoniflorin có tác dụng ức chế thần kinh, chống co thắt và chống viêm. Độc tính cấp của nó rất thấp. Paeoniflorin có hoạt tính an thần và kéo dài thời gian giấc ngủ gây bởi hexobarbital trên chuột cống trắng. Chất này ức chế triệu chứng quặn đau ở chuột nhắt trắng gây ra bởi tiêm phúc mạc acid acetic, và cũng có tác dụng hạ thân nhiệt và chống co giật yếu. Paeoniflorin có tác dụng chống viêm rõ rệt cũng có tác dụng dự phòng loét do stress ở chuột cống trắng. Paeoniflorin còn có tác dụng hạ huyết áp trên chuột lang, có thể do gây giãn mạch ngoại biên; gây giãn mạch vành và mạch chân sau của chó, cũng thấy tác dụng gây giãn và ức chế cử động và trương lực các cơ quan có cơ trơn như dạ dày hoặc tử cung chuột cống trắng. Ngoài ra, paeoniflorin còn ức chế sự kết tập tiểu cầu và có tác dụng ức chế trên plasminogen và plasmin.

CÔNG DỤNG

Trong đông y

Tính vị, quy kinh: Toan, khổ, vi hàn. Vào kinh can, tỳ.

Công năng: Lương huyết, tán ứ, giảm đau.

Chủ trị: Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau.

Cách dùng liều lượng: Ngày dùng 6 - 12 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ: Không dùng phối hợp với Lê lô.

Trong cuộc sống

Bài thuốc có xích thược:

  1. Chữa băng huyết, bạch đới: Xích thược, Hương phụ, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 6 – 8 g, ngày 2 lần; uống trong 4 – 5 ngày.
  2. Chữa đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim: Xích thược 20 g, Đan sâm 30 g, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Hồng hoa, Uất kim, mỗi vị 20 g; Đảng sâm, Toàn quy, Trầm hương, mỗi vị 16 g; Mạch môn, Hương phụ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
  3. Chữa chảy máu dưới da: Xích thược 12 g, Mao căn 40 g; Sinh địa, Huyền sâm, Kim ngân, mỗi vị 16 g; Bạch thược, Đan sâm, Liên kiều, Ích mẫu, Đan bì, mỗi vị 12 g; Hồng hoa 4 g. Sắc uống ngày một thang.
  4. Chữa chảy máu do bệnh nhiễm khuẩn: Xích thược 8 g; Sinh địa, Huyền sâm, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá diệp, mỗi vị 16 g; Sừng trâu, Đan sâm, Chi tử, mỗi vị 12 g; Đan bì 8 g. Sắc uống ngày một thang.
  5. Chữa viêm tắc động mạch: Xích thược 12 g, Đan sâm, Hoàng kỳ, mỗi vị 20g, Xuyên quy vĩ 16 g; Quế chi, Bạch chỉ, Nghệ, Nhũ hương, Một dược, Hồng hoa, Đào nhân, Tô mộc, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
  6. Chữa rong kinh rong huyết sau khi đặt dụng cụ tử cung tránh thai: Xích thược 12 g, Ích mẫu 16 g; Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Hương phụ, Trạch lan, Tô mộc, mỗi vị 12 g; Đương quy 8 g. Sắc uống ngày một thang.
  7. Chữa bế kinh: Xích thược, Đương quy, Huyền hồ, Hồng hoa, Hương phụ, Xuyên khung, mỗi vị 8 g. Sắc uống trong ngày.

Trong y học hiện đại:

Sự kết hợp của ba tà khí “phong-gió, hàn-lạnh, thấp-ẩm thấp” gây nên chứng phong hàn thấp (Tý chứng). Khi phong, hàn, thấp  xâm nhập vào da, kinh lạc, gân xương gây nên tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết, sự tắc nghẽn này gây đau mỏi, tê dại, đau nhức hoặc sưng tại các khớp (biểu hiện của bệnh viêm khớp).

Dựa trên bài thuốc Quyên Tý Thang là bài thuốc cổ phương có tác dụng điều trị các chứng phong hàn thấp. Công ty Cổ phần dược phẩm OPC đã bào chế thành công chế phẩm Khu Phong Trừ Thấp NEUTOLIN với 8 vị thuốc dược liệu: Xích thược, Cam thảo, Đương quy, Hoàng kỳ, Khương hoạt, Khương hoàng, Phòng phong, Can khương. Bài thuốc vừa trị nguyên nhân gây bệnh vừa trị triệu chứng của chứng phong hàn thấp giúp điều trị thân thể đau nhức, gáy lưng co rút, cử động khó khăn, chân tay tê dại.
 

TIÊU CHUẨN

Đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV.

Mô tả

Dược liệu hình trụ hơi cong, dài 5 - 40 cm, đường kính 0,5 - 3 cm. Mặt ngoài màu nâu, thô, có vân nhăn và rãnh dọc, có vết của rễ con và lỗ vỏ nhô lên theo chiều ngang, đôi khi vỏ ngoài dễ bị tróc. Chất cứng và giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ màu trắng phấn hoặc hồng, vỏ hẹp, gỗ có vân xuyên tâm rõ, đôi khi có khe nứt. Mùi hơi thơm, vị hơi đắng, chua và chát.

Vi phẫu

Bần gồm vài hàng tế bào nâu. Tế bào mô mềm của vỏ dạng kéo dài ra theo hướng tiếp tuyến. Libe tương đối hẹp. Tầng phát sinh xếp thành một vòng. Tia gỗ tương đối hẹp, mạch gỗ xếp theo hướng xuyên tâm, kèm theo có các sợi gỗ. Các tế bào mô mềm chứa các cụm tinh thể calci oxalat và hạt tinh bột. Tia gỗ, mạch gỗ, sợi gỗ nằm trong mô gỗ không hoá gỗ.

Địa chỉ bán xích thược, nơi bán xích thược

Xích thược được thu hoạch người ta đào lấy rễ của cây sau đó đem rửa sạch sắt lát phơi khô để sử dụng, cây này mọc hoang và được trồng rất nhiều ở trung quốc

Xích thược và bạch thược khác nhau thế nào ?

Bạch thược xích thược cùng chữa bệnh can, tính vị tương tự nhau
Nhưng xích thược công dụng thiên về tả, tán. Lấy hoạt huyết, lương huyết , tán ứ, chỉ thống màn chủ kiêm thanh tiết can hoả
Mà bạch thược công dụng lại thiên về bổ, tính thu liễm, lấy dưỡng huyết, liễm âm , hoãn cấp, chỉ thống là chủ, kiêm bình can tức dương
Cho nên chứng huyết hư, can vượng , can cấp gây đau dùng ngay bạch thược
Huyết nhiệt, can hoả , ứ trệ đông thống dùng ngay xích thược
Ngoài ra chủ trị của chúng khác nhau
Bạch thược chủ huyết hư, can vượng huyễn vựng ( vd trong bài linh giác câu đằng ẩm, dưỡng huyết thông thắng thang ,... )
Xích thược chủ huyết nhiệt, nục, tiện, huyễn các chứng xuất huyết (trong bài tế giác địa hoàng thang ,... )
Bạch thược chủ âm huyết hư, kinh nguyệt không đều
Xích thược lại chủ huyết ứ, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
Bạch thược chủ can cấp, hung hiếp, phúc thống
Xích thược chủ huyết ứ đông thống
Bạch thược chủ chân tay co quắp
Xích thược chủ hoãn cấp, chỉ thống, dùng chữa chứng chân tay co quắp, đau nhức

Mua xích thược ở đâu chất lượng

Xích thược được thu hái lấy rễ phiến nhỏ phơi khô và đóng gói cẩn thận quý khách có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi, sản phẩm cam kết chất lượng cao

Xích thược còn gọi mẫu đơn đỏ, là rễ khô của loài Xích thược dược (Paeonia veitchii Lynch. var beresowskii Schiff.), thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Chúng tôi cam kết chất lượng trên từng sàn phẩm. Búpxanh Đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551 tên kinh doanh là Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh . Liên hệ đặt hàng 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 giờ hành chính. Quý khách đặt hàng trực tiếp trên web nhân vào mua hàng -> thực hiện thanh toán (chưa phải thanh toán) điền thông tin để xác định mua hàng -> nhấn Đặt Hàng ( khi nhân hàng quý khách mới phải thanh toán.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bạn muốn xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng?