Dây cứt quạ | Mướp đất
Giá bán: 200.000₫
Dây cứt quạ, công dụng dây cứt quạ, địa chỉ bán dây cứt quạ
Dây cứt quạ được dùng làm thuốc chữa tại biến kết hợp cùng hạt mã tiền tươi
Dây cứt quạ, Quạ Quạ, Mướp rừng, khô qua rừng là những cái tên của loại quả này.
Đến với Kon Tum, những trái khổ qua nhỏ nhỏ trồng đầy ở những hàng rao kẽm nhưng nó chỉ là khổ qua. Còn nói đến khổ qua rừng phải là cây dây cứt quạ . Loài này nghe đồng bào dân tộc nói đặc hữu phát triển ở rừng không trồng được ở nhà, chúng tôi cũng đã thử nhưng không thành công, chứng tỏ dây cứt quạ này điều kiện phát triển của nó phải ở trong rừng.
Cứt quạ đã từ lâu là một dược liệu trong Đông Y dùng với nhiều công dụng khác nhau. Theo Báo Sức Khoẻ và Đời Sống do Lương Y Đinh Công Bảy chia sẻ thì kết hợp với rau đắng dùng để trị sỏi mật.
Theo nghiên cứu Y học Đông Phương thì cứt quạ được biết đến với vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, trừ đờm.
Tại Ấn Độ, người ta dùng toàn bộ phận cây và phối hợp với các dược liệu khác trong những trường hợp đau nhức mình mẩy, bổ dưỡng. Với tính chất khử độc của cây nên dây cứt quạ có tác dụng giải độc, làm sạch nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn .
Theo dược điển Thái Lan, thì đun sôi trái cứt quả thì dùng cho sốt fièvre.
Ngoài ra dây cứt quạ còn là một thảo dược trị độc, theo Tiến Sĩ Nguyễn Đức Quang chia sẻ trên báo Sức Khoẻ và Đời Sống thì dây cứt quả là một thành phần trong những bài thuốc dân gian trị nọc rắn cắn.
Thành Phần: Hợp chất đắng :
- Diglyceride cucurbitane monodesmodidic.
- Các chất khác như :
- neolignan
- axit nucleic
- terpenoid
- cerebros
- ide,axit béo
- và các hợp chất phenolic.
Đặc tính vật lý và hóa học tối ưu để sử dụng :.
- Độ ẩm cho phép lên đến 10%,-
- hàm lượng tro không quá 10%,
- nội dung tro không tan trong acide không vượt quá 1%
- và số lượng của rượu và các chất chiết xuất từ hexane nước, khoảng 8, 7, và 26% v…v… tương ứng.
Dây cứt quạ lá khía (Gymnopetalum cochinchinensis): Cây thảo mảnh, mọc bò, phân nhánh nhiều, dài 1-2m . Lá hình 5 cạnh, dạng tim ở gốc, mép lượn sóng thành răng, dài 4-6cm, rộng 3-5cm, có khi với 3 thuỳ ngắn hình tam giác, có lông hơi ráp; cuống lá có lông rậm dài 3-4cm, tua cuốn đơn. Cụm hoa đực từng đôi ở mỗi nách lá, cái thì chỉ có 1 hoa, cái kia 3-8 hoa có cuống; hoa cái đơn độc. Quả đỏ, dạng bầu dục, thon hẹp ở gốc, có mũi, với 10 cạnh, dài 5cm , rộng 2,5-3cm. Hạt nhiều, màu nâu, hình bầu dục.
Thực phẩm và biến chế
Người ta dùng đọt dây cứt quạ để luộc ăn như tất cả các dây leo thuộc họ Cucurbitaceae khác.
Công dụng dây cứt quạ
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân dùng cành lá làm rau luộc ăn hay nấu canh. Lá cũng làm mồi câu cá mè Vinh. Tại Minh Hải, người ta chế ra thuốc trấn ban cho phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ.
Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây phối hợp với những vị thuốc khác chế thuốc cho phụ nữ sinh đẻ uống. Rễ giã nát phối hợp với nước ấm dùng xoa xát vào người khi đau mình mẩy và teo chân tay. Quả độc nhưng có thể dùng ăn khi còn non. Nước sắc lá dùng làm thuốc giải độc khi trúng độc và dùng phòng trị uốn ván sau khi bị sẩy thai. Dịch ép của lá dùng chữa viêm mắt. Nước sắc toàn cây dùng uống có tác dụng trừ đờm và cắt cơn ho trong bệnh về phổi.
Ở Lào, người ta dùng lá để duốc cá.
Những nghiên cứu dược tính : Dây cứt quạ có tác dụng :ức chế sự kết dính những tiểu cầu, co thắc cơ trơn.
Nghiên cứu độc tính :Khi người tiêm dưới da, hay dùng từ chất ly trích đã xấy khô với alcool nước tỹ lệ 1 :1, 10 g / kg. Kết quả quan sát, con chuột không gây ra độc tính nào .
Đặc tính trị liệu :Theo y học đông phương thì cứt quạ có : vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, thoái ban, trừ phiền, trừ đờm, cắt cơn ho.
Ở Ấn Độ, người ta dùng tất cả bộ phận cây và phối hợp với những vị thuốc khác để chế tạo thuốc chữa trị cho phụ nữ sinh đẻ uống.
Rễ giã nát phối hợp pha với nước ấm dùng xoa xát vào người trong trường hợp bị : đau nhức mình mẩy và teo chân tay.
Theo dược điển Thái lan : Đun sôi trái cứt quạ Gymnopétalum cochinchinense, sử dụng nước đã lọc là một dược thảo dùng để chống trong trường hợp : sốt fièvre,
Dây cứt quạ là một loại dược thảo trị độc :
- Nước đun sôi trái cứt quạ xem như là một nước bổ dưởng, một loại nước bổ dưởng này có vị hơi đắng cho những trái cứt quạ khô.
- Với tính chất khử độc của cây nên dây cứt quạ có tác dụng giải độc, làm sạch nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn .
- Có tác dụng trung hòa hay vô hiệu hóa những độc tố trong một vài loại trái.
- Trung hòa nước bị nhiễm độc, uống vào trong máu để nuôi da và dưởng da.
- Người ta dùng dây cứt quạ để thanh lọc nước giếng.
Tác dụng chữa trị bệnh đàn bà, sanh đẻ :
- Chữa trị trong trường hợp hư thai định kỳ, viêm tử cung (inflammation de l'utérus).
- Là thuốc bổ tử cung sau khi bị sẩy thai và cũng là một nước thuốc bổ máu có liên quan đến tử cung
- Dùng tiêu độc tử cung sau khi sanh đẻ, cần duy trì bổ dưởng gây ăn uống ngon miệng.
- Dây cứt quạ có tác dụng trung hòa chất độc, tạo yếu tố điều kiện cho bữa ăn ngon miệng
- Dây cứt quạ dùng trấn ban cho phụ nữ mới sinh con, cho bệnh tử cung sau khi sanh đẻ thiếu tháng, chữa trị chứng sốt thường có sau khi sanh đẻ (la fièvre de lait).
Ngoài ra, nước nấu dây cứt quạ còn dùng để trị :
- Cơn sốt, sốt đi sốt lại không dứt
- Dung dịch nước ép chữa trị đau mắt.
- Lấy lại bữa ăn ngon khi bị bệnh nhân nhiễm cơn sốt, bệnh sốt rét do nước đã bị nhiễm vi trùng,
- Người ta dùng rể giả nát pha với nước nóng, xoa xác vào người để : giảm đau nhức, teo chân tay
Phương thức sử dụng của y học dân gian :
- Ngâm hay đun trong nước sôi, nước dùng để bổ máu nuôi cơ thể.
- Nước nấu sắc toàn cây dùng : trừ đờm, cắt cơn ho của chứng bệnh phổi
- Nấu sắc décoction, nước sắc được dùng để : giải độc và phòng uốn ván khi xảy thai
- Và là thuốc chữa trị những chứng sốt fièvre.
Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh liệt sau tai biến
Hiệu quả xấu và rủi ro : Trái cây ăn được khi còn xanh và khi quả chín trở nên độc, không nên ăn
Dây cứt quạ lá nhỏ: lượng dùng vừa đủ để bó cho phần cơ thể bị liệt. Băm nhỏ dây cứt quạ.
Hạt mã tiền tươi:Từ 4 - 8 hạt. Dùng hạt mã tiền tươi chứ không dùng hạt đã qua bào chế. Thái mỏng băm nhỏ hạt mã tiền tươi sau đó trộn đều cùng dây cứt quạ.
Giấm: Phải là giấm nuôi, không sử dụng giấm hóa chất. Tưới lượng giấm vừa phải đủ làm ẩm lá thuốc.
Chú ý: Dây cứt quạ và hạt mã tiền phải tươi mới đem lại kết quả.
Cách làm:
- Cho hỗn hợp thuốc vào chảo gang, xào nóng lên, không nên để quá khô.
- Sau đó cho thuốc vào khăn quấn lại rồi bó vào phần cơ thể bị liệt của bệnh nhân. Chú ý không nên để quá nóng tránh làm bệnh nhân bị bỏng.
- Khi thuốc nguội, lấy ra xào lại cho nóng rồi lại bó tiếp. 1 liệu trình bó thuốc kéo dài 3 - 5 ngày, mỗi ngày bó 3 lần.
Mỗi liệu trình cách nhau 1 ngày, làm cho đến khi khỏi hoàn toàn. Thông thường sau 9 ngày là người bệnh sẽ có những tiến triển rõ rệt, các chức năng phục hồi một cách đáng kể.
Bài thuốc này dựa trên kinh nghiệm dân gian của một số người. Đặc biệt lưu ý hạt mã tiền cần để tránh xa tầm tay trẻ em vì hạt này rất độc có thể gây chết người. Thuốc chỉ nên đắp, dùng ngoài không nên sắc nước uống
Địa chỉ bán dây cứt quạ, nơi bán dây cứt quạ
Dây cứt quạ hiện nay chúng tôi không cung cấp được dây tươi mong mọi người thông cảm nếu cần dùng dây khô thì chúng tôi có để phục vụ quý khách.
Lưu ý:
Dây cứt quạ có tên khác trùng với dây khô qua rừng do vậy dây khổ qua rừng là cây khác trùng tên địa phương trong bài chữa liệt sau tai biết dùng dây cứt quạ lá nhỏ hay dây cứt quạ lá khía.
Chữa bệnh tai biến bằng dây cứt quạ và hạt mã tiền tươi
Chúng tôi nhận được bài thuốc chữa chứng liệt và xóa di chứng tai biến mạch máu não của độc giả Tuệ Uyển.
Theo nhận định của vị độc giả này, bài thuốc có những hiệu quả thực tế nhất định. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng cần có ý kiến của các chuyên gia về tính khoa học và cách sử dụng bài thuốc này. Liệu có áp dụng bài thuốc vào thực tế chữa bệnh được hay không?
Bởi vậy, chúng tôi xin đăng kèm bài thuốc cùng với những lưu ý của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Đông y để quý vị tham khảo.
I. Bài thuốc do độc giả giới thiệu:
1. Dược liệu:
- Dây cứt quạ lá nhỏ: Lượng dùng vừa đủ để bó cho những phần cơ thể bị liệt của người bệnh.
- Hạt mã tiền tươi: Tối thiểu 4 hạt, tối đa 8 hạt, phụ thuộc vào lượng dây cứt quạ ít hay nhiều. Không dùng hạt mã tiền đã qua bào chế.
- Giấm: Dùng giấm nuôi, không dùng giấm hóa chất. Lượng dùng đủ làm ẩm lá thuốc.
2. Cách chế biến và sử dụng bài thuốc:
- Dây cứt quạ băm nhỏ.
- Hạt mã tiền tươi thái mỏng, băm nhỏ, rắc vào dây cứt quạ đã băm, trộn đều.
- Tưới giấm cho thấm ướt dây cứt quạ đã băm.
- Cho thuốc vào chảo gang, xào nóng.
- Dùng vải hoặc khăn quấn bó thuốc nóng bao quanh phần cơ thể bị liệt. Chú ý đừng để quá nóng làm bệnh nhân bị bỏng.
- Khi thuốc nguội, lấy ra xào lại cho nóng rồi bó tiếp. Làm 3 lần một tối, liên tục trong 3 hoặc 5 ngày là 1 liệu trình.
- Nghỉ 1ngày, sau đó làm tiếp liệu trình thứ 2 cho đến khi khỏi hoàn toàn. Thường là 9 ngày là khỏi hẳn, không còn di chứng nào.
Chú ý: Nếu không có điều kiện kiếm dây cứt quạ tươi mỗi ngày thì sau khi bó xong có thể để thuốc lại chậu sành hoặc thau nhựa, vẩy giấm cho ẩm ướt, đậy lại, hôm sau dùng tiếp.
Chỉ nên dùng lại ngày thứ hai vì thuốc xào rồi không còn chất lượng như lúc tươi.
Hạt mã tiền tươi (Ảnh: Internet)
3. Xuất xứ bài thuốc và những trường hợp áp dụng thành công:
- Khoảng năm 1990, tôi bị bệnh điều trị tại bệnh viện Y dược Dân tộc Mỹ Tho. Nằm cùng phòng có 1 cô gái ngoài 20 có bầu nhưng bị liệt 1 bên chân gây đau đớn vô cùng. Cô nằm điều trị ở đây đã 4 tháng, mọi sinh hoạt đều phải nhờ chồng giúp đỡ.
Thật may mắn, có lần có cụ già đến thăm người bệnh cùng phòng thấy tình trạng của cô gái đã mách cho bài thuốc như trên. Cụ còn dặn: "Mỗi ngày khi tan ca, bác sĩ về rồi thì mới làm".
Sáng hôm sau, chồng cô về quê ở huyện Châu Thành, nơi có nhiều vườn cây, mang xuống một bao thật to dây cứt quạ.
Ngay chiều đó, tôi cùng một người nữa giúp chồng cô băm và xào thuốc bó cho cô. Sáng hôm sau, chúng tôi rất mừng vì cô ấy nói không còn đau nhiều, tự đứng dậy, vịn thành giường để đi.
Chúng tôi tiếp tục bó thuốc cho cô, ngày thứ ba có đã đi được và xin ra viện về nhà bó tiếp.
- Mùa coi thi tốt nghiệp năm học 1998 - 1999, một bạn đồng nghiệp của tôi có ba bị té, liệt một bên chân, hoàn cảnh rất khó khăn do không có người chăm sóc nên sau khi nằm viện Y dược dân tộc 1 tháng đã xin về nhà.
Lúc đó, tôi đã hướng dẫn bài thuốc trên cho cậu làm thử cho ba.
Chỉ lần đầu tiên đắp thuốc, ba cậu đã nói rằng: "Lúc bó thuốc cảm giác như nó hút hơi từ trong ra, người nhẹ nhàng hẳn lên”. Tôi tiếp tục dặn cậu làm tiếp 3 ngày. Khoảng 5 ngày sau khi tôi lên thăm thì ông cụ đã ra tận cổng đón tôi vào nhà.
- Mẹ tôi bình thường rất khỏe, hai má hồng hào, người trong khu phố ai cũng khen da bà đẹp hơn da con gái.
Năm 2000, mẹ tôi bị tai biến, ngủ dậy không ngồi dậy được, miệng méo một bên, cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Gò Vấp.
Sau khi ra viện, mẹ tôi bị liệt một bên phải. Em trai tôi yêu cầu cho mẹ điều trị Vật lý trị liệu và thủy châm. Nhưng sau một tháng, mẹ tôi đi đứng vẫn cần có người đỡ, các ngón tay vẫn quắp lại, cánh tay xuôi lơ, bước chân kéo lê. Tôi quyết định để tôi bó lá.
Chính cậu giáo viên kể trên đã trực tiếp đi lên vườn trên Lái Thiêu lấy dây cứt qụa giúp để tôi bó cho mẹ.
Tối đầu tiên sau 3 lần xào thuốc bó, mẹ tôi cười giơ tay ra, các ngón tay xòe ra, nắm lại. Mẹ nói: “ Mai mẹ tự cầm đũa được rồi, không cần người xúc cơm cho nữa “.
Nhưng ngủ một đêm, sáng dậy tay lại quắp, chân vẫn lết như cũ. Tiếp tục bó ba ngày liền, bệnh bớt rõ rệt.
Tôi bó cho mẹ tôi 9 ngày, mẹ tôi hoàn toàn trở lại bình thường, khỏe dần, không còn dấu vết gì của tai biến.
Mẹ tôi sống khỏe thêm mười năm, thọ 94 tuổi, không ai nghĩ mẹ tôi đã từng bị liệt nửa người. Mắt mẹ tôi rất sáng, mẹ lên lầu không bao giờ cho con cháu theo đỡ.
4. Hai lần không thành công:
- Bạn tôi nhờ bó cho một người quen bị tai biến đã hơn chục năm. Nhưng vì không lấy được lá đủ lượng và không có lá tươi, do đó chỉ làm ông dễ chịu lúc bó chứ không tác dụng.
Sau khi bó 2 ngày, tôi bị chó cắn không đến và gia đình chuyển địa chỉ.
- Chị nuôi của tôi ở Quảng Bình bị liệt nửa người, chân đi được nhưng yếu một chân, một tay không cử động được . Chị bị liệt do mổ khối u trong não và cánh tay gẫy phải cài đinh bên trong.
Sau khi chị bị liệt 12 năm tôi mới biết lại không có lá tươi, chỉ bó bằng lá khô đem từ SG ra nên không có kết quả, chỉ dễ chịu lúc bó.
Kết luận:
Bài thuốc chỉ có tác dụng với chứng tê liệt do thần kinh bị chèn ép hoặc do tai biến.
Bệnh mới sẽ kết quả nhanh hơn.
Lượng thuốc phải đủ và tươi mới có tác dụng.
Đây chỉ là bài thuốc dân gian, chưa được lý giải về dược lý nhưng đã có những tác dụng đáng kể. Rất mong được các nhà y học nghiên cứu và phát huy hiệu quả để giúp người bệnh tai biến không đau khổ vì những dị tật.
II. Nhận định của chuyên gia: Cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng hạt mã tiền chữa tai biến
Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hội Đông y Hà Nội):
Trước hết phải phân biệt liệt do tai biến là liệt nội thương tức là do yếu tố ở bên trong như thần kinh, khí huyết, tim mạch bế tắc gây nên.
Chứng liệt này không giống chứng liệt do ngoại thương như sang chấn, té ngã, bầm dập gây ra.
Ở đây có cả yếu tố thần kinh, nghĩa là mạch máu não bị phù hoặc bị đứt vỡ, chèn ép vào phần nơ ron thần kinh vận động gây ra liệt nửa người hoặc khó khăn trong vận động.
Về nguyên lý, nếu dùng thuốc đắp, bó chắc chắn hiệu quả không cao mà phải uống thuốc. Biện pháp bó chỉ áp dụng trong những trường hợp ngoại thương như tai nạn xe cộ, té ngã...
Vị thuốc mã tiền trong bài thuốc có tác dụng trong việc chữa bệnh về xương khớp, khó vận động. Tuy nhiên, có 1 lưu ý là mã tiền là loại hạt rất độc, khi dùng phải lưu ý.
Tất nhiên, ở đây là dùng ở bên ngoài không uống thì không có gì nguy hiểm cả nhưng khi chế biến thuốc phải hết sức cẩn thận.
Nhất là khi trong nhà có trẻ em thì cần giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em vì hạt mã tiền ăn phải có thể gây chết người.
Bài thuốc này chưa có cơ sở khoa học, chỉ là kinh nghiệm dân gian của một số người chứ không phải là bài thuốc cổ phương truyền thống, cũng như chưa được khoa học kiểm chứng.
Nếu áp dụng để đắp, dùng ngoài cũng không có hại gì cả.
Lương y Hà Văn Tiêu, Phó Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội:
Hạt mã tiền là một loại cực độc, đã chế rồi thì thành thuốc độc bảng B.
Tôi đã cảnh báo cho rất nhiều người là tất cả các bệnh nhân di chứng mạch máu não cấm không được sử dụng bậy mã tiền.
Chún tôi chỉ cung cấp hạt mã tiên tươi và dây cứt quạ khô không có hàng tươi mong quý khách thông cảm.
Búpxanh luôn luôn cam kết sản phẩm được cung cấp là tốt nhất. Phát triển bền vững thương hiệu Búpxanh là phương châm của chúng tôi nên các sản phẩm luôn đạt chất lượng trước khi đến tay khách hàng. Quý Khách Yên Tâm Đặt Hàng Ở Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh Bởi: Búpxanh đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551. Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh là cửa hàng thảo dược uy tín tai thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi có cửa hàng mặt tiền thuận tiện cho việc đi lại. Chúng tôi cung cấp dược liệu đã nhiều năm các loại thảo dược. Giá cả phải chăng, hợp lý. Cung cấp chính xác các loại thảo dược . Sản Phẩm sạch sẽ an toàn sử dụng. Quý khách đổi trả hàng khi không sử dụng hết, không hài lòng về sản phẩm. đổi trả miễn phí tại cửa hàng. Có hướng dẫn sử dụng đầy đủ khi giao hàng. Chúng tôi giao hàng tận nơi trong vòng 24h tại TPHCM + giá ship . Nếu ở ngoài tỉnh chúng tôi giao qua chành xe hoặc bưu điện có tính cước vận chuyển theo bưu điện. Khi nhận hàng được kiểm tra kỹ mới thanh toán tiền. Quý Khách Liên Hệ Đặt Hàng Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 + 0977768823 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h Quý Khác Đến Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh Của Chúng Tôi Tham Quan Và Mua Sản Phẩm Ưng Ý Nhất Quý khách đặt hàng trực tiếp trên web nhân vào mua hàng -> thực hiện thanh toán (chưa phải thanh toán) điền thông tin để xác định mua hàng -> nhấn Đặt Hàng ( khi nhân hàng quý khách mới phải thanh toán.