Bạch linh | Bạch phục linh | Địa chỉ bán bạch phục linh
Giá bán: 320.000₫
Bạch linh, công dụng bạch linh, địa chỉ bán bạch linh
Bạch linh được sử dụng khá nhiều trong nhưng bài thuốc, bạch linh là một loại nấm ký sinh vào thân cây khác có tên là nấm phụ linh, ngày nay người ta tìm thấy nấm phục linh thiên sống ký sinh trên cây vân sam đây là một loại khác.
Tên khác Còn gọi là phục linh, bạch linh, bạch phục linh
Tên khoa học Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
Bộ phận dùng làm thuốc Quả thể của nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Bạch linh là loại nấm sống ký sinh xung quanh rễ của cây thông. Vị thuốc này có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, lợi thủy và trừ thấp nên được dùng để điều trị chứng tiểu tiện khó, suy nhược cơ thể, mất ngủ, tỳ vị kém dẫn đến chứng ăn uống không tiêu, bụng đau, tiêu chảy,…
- Tên gọi khác: Phục linh, Bạch phục linh, Nấm lỗ.
- Tên khoa học: Poria cocos
- Tên dược: Sclerotium Poriae Cocos
- Họ: Nấm lỗ (danh pháp khoa học: Polyporaceae)
Mô tả dược liệu bạch linh
1. Đặc điểm nấm phục linh
Bạch phục linh là loại nấm mọc ký sinh xung quanh rễ của cây thông. Loại nấm này có hình khối, nặng từ 3 – 5kg tuy nhiên một số cây có thể nhỏ chỉ bằng nắm tay. Mặt ngoài có màu nâu đen hoặc màu nâu, bề mặt lồi lõm và có nhiều vết nhăn.
2. Bộ phận dùng
Toàn bộ cây nấm bạch linh được sử dụng làm thuốc:
Dược liệu bạch phục linh là phần màu trắng bên trong của nấm phục linh
- Phục linh bì: Lớp ngoài cùng của nấm, vỏ ngoài thường có một mặt màu trắng/ nâu nhạt và một mặt màu nâu đen.
- Phục linh khối: Phục linh khối là phần còn lại của nấm phục linh sau khi tách vỏ ngoài. Phục linh khối thường có màu nâu nhạt, hồng nhạt hoặc màu trắng.
- Xích phục linh: Là phần màu đỏ hoặc nâu nhạt của nấm.
- Bạch phục linh: Là phần màu trắng bên trong của nấm.
- Phục thần: Là phần nấm ôm lấy đoạn rễ của cây thông.
3. Phân bố
Bạch linh phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Vào năm 1977 có tìm thấy nấm bạch linh tại Đà Lạt ở nước ta nhưng số lượng còn hạn chế và chưa được khai thác nhiều.
4. Thu hái – sơ chế
Nấm phục linh thường được thu hái vào tháng 7 – 9 hằng năm. Sau khi hái về đem loại bỏ đất cát và tạp chất, sau đó chất thành đống cho ra mồ hôi.
Sau đó rải ra chỗ thoáng gió để làm se mặt nấm, tiếp tục chất đống và đem phơi thêm vài lần cho đến khi bề mặt nấm nhăn nheo. Cuối cùng đem phơi âm can cho đến khi nấm khô hoàn toàn. Hoặc có thể thái nấm tươi thành từng miếng rồi phơi ở nơi thoáng gió cho khô.
5. Bảo quản
Bảo quản nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.
6. Thành phần hóa học
Nấm phục linh chứa các hợp chất triterpenoid, chất khoáng, beta-pachyman, protein, mỡ, histamine, gum, beta-pachymanase, adenine, lipase,…
Vị thuốc bạch phục linh
Bạch linh – Dược liệu có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng hòa vị, kiện tỳ, trừ thấp và hòa vị
1. Tính vị
Vị ngọt, nhạt, tính bình.
2. Quy kinh
Quy vào Tỳ, Tâm, Thận và Phế.
3. Bạch linh có tác dụng gì?
– Tác dụng của bạch linh theo Đông y:
- Công dụng: An thần, kiện tỳ, lợi thủy, hòa vị, trừ thấp,
- Chủ trị: Tỳ khí hư nhược, tiểu tiện khó, mất ngủ, đàm ẩm, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, phù nề, chứng thấp nhiệt (viêm bàng quang, chướng bụng), yếu tim.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Nấm bạch linh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, hạ đường huyết, giảm nguy cơ loét bao tử.
- Thành phần polysaccharide trong dược liệu có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng tế bào ung thư, lợi tiểu và an thần.
- Ngoài ra, nước sắc từ nấm phục linh còn có tác dụng ức chế trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn đại tràng, xoắn khuẩn và tụ cầu vàng.
4. Cách dùng – liều lượng
Bạch linh được sử dụng ở dạng hoàn, tán và sắc, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các dược liệu khác tùy vào mục đích sử dụng. Liều dùng tham khảo: 6 – 12g/ ngày.
Mô tả
Thể quả nấm phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi
Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
Phân bố, thu hái và chế biến
Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác, vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến.
Bào chế:
Ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.
Kiêng kỵ:
Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng
Thành phần hoá học
Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.
Tác dụng dược lý bạch linh
Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột.
Thuốc có tác dụng lợi tiểu
Thuốc có tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống lóet bao tử.
Thuốc có tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể.
Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.
Vị thuốc Bạch linh
Tính vị
Vị nhạt tính bình
Qui kinh
Tâm Tỳ Thận.
Theo các sách thuốc cổ: Sách Bản kinh: vị ngọt tính bình. Sách Y học khởi nguyên: tính ôn vị nhạt. Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập phế, tỳ, tiểu tràng kinh.
Công dụng bạch linh
Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.
Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.
Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).
Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, Mất ngủ.
Liều dùng : Ngày 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bạch linh
Trị tiêu chảy:
Hương sa lục quân (Hòa tễ cục phương): Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Chích thảo 3g, Trần bì, Bán hạ, Gừng chế đều 5g, Mộc hương, Sa nhân đều 4g. Tất cả tán bột mịn trộn với nước Gừng táo làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 4 - 8g, tùy tuổi. Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư kết quả tốt. Sâm linh Bạch truật tán (Hòa tễ cục phương): Đảng sâm ( hoặc Nhân sâm), Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn, sao Đậu ván trắng, Hạt sen, Ý dĩ nhân đều 80g, Cát cánh, Sa nhân, Trần bì, Chích thảo đều 40g, trộn với nước sắc gừng táo vừa đủ làm thành thuốc bột hoặc viên với hồ bột gạo tẻ, mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 3 lần. Trị tiêu chảy kéo dài. Lâm nguyên Chấn dùng bột Bạch linh trị tiêu chảy Thu đông trẻ em 93 ca, mỗi lần uống 0,5 - 1g, ngày 3 lần.
Lợi tiểu tiêu phù:
Ngũ linh tán (Thương hàn luận): Bạch linh, Bạch truật, Trư linh đều 10g, Trạch tả 12g, Quế chi 4g, tất cả tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần hoặc sắc uống. Trị phù tiểu ít. Bạch phục linh thang: Bạch phục linh, Trach tả, Uất lý nhân đều 10g (Phục linh có thể 12g), sắc uống. Phục linh 250g, cám gạo mịn (hoặc bột lúa mạch) 60g, tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần. Trị phù do cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai.
Trị mất ngủ:
Viên an thần: Phục linh, Phục thần, Đảng sâm, Xương bồ, Viễn chí, Long nhãn nhục, lượng bằng nhau, tán bột mịn Chu sa làm áo luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 20g vào chiều và tối trước lúc ngủ.
Trị ung thư:
Khoa ung thư Bệnh viện số 1 thị Phúc châu dùng polysacharid Bạch linh trị 70 ca ung thư các loại, một số có kết quả xạ trị, hóa trị và phẫu trị, nhận xét thuốc có tác dụng tăng sức, nâng chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng gan thận, tăng hiệu quả của xạ trị đối với ung thư mũi họng (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1985,2:115).
Địa chỉ bán bạch linh, nơi bán bạch linh uy tín
Bạch linh được thu hái sau đó đem sắc nhỏ thành những cục vuông để dễ dàng phân biệt, sau đó đem sấy khô hay phơi khô làm dược liệu, bạch linh được đóng gói túi một ký để phục vụ quý khách sản phẩm được giao hàng toàn quốc.
Bạch phục linh, công dụng bạch linh, địa chỉ bán bạch phục linh
Trong lịch sử y học Trung Hoa, có một loại nấm được mệnh danh là “thần dược trường sinh bất tử” của các bậc Đế Vương. Đó là loài nấm chỉ mọc trên rễ cây thông, được gọi tên là Bạch phục linh. Sở dĩ có tiếng tăm như vậy, vì Bạch phục linh là vị thuốc cực quý dành cho đường tiêu hóa…
Bạch phục linh còn gọi là phục linh hay bạch linh
Một loại nấm quý mọc trên cây vân sam ở độ cao 1000 mét trên dãy trường sơn cũng là loại nấm ký sinh người ta đặt cho cái tên nấm phục linh thiên đây là loài nấm đặc biệt nhưng khác nấm phục linh
Huyền thoại về loài nấm quý hơn vàng
Bạch phục linh [Poria cocos Wolf] còn có tên gọi khác là Bạch linh, là một loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông. Nấm có hình khối to nhỏ, không đều, đường kính từ 10 – 30 cm, nặng nhất khoảng 5 kg, thường nằm sâu dưới mặt đất 20 – 30 cm. Mặt ngoài có vỏ màu nâu đen, sần sùi, có khi nổi bướu, mặt cắt lổn nhổn có màu trắng, thường chứa chất bột.
Bạch phục linh thường được phân bố ở các vùng có khí hậu lạnh. Ở Việt Nam, thường thấy loại nấm này mọc ở các rừng thông thuộc Hà Giang, Tam Đảo, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Gia Lai.
Theo những người đi rừng lão luyện thì chỉ có thể tìm thấy Bạch phục linh tại những cánh rừng thông ở phía có ánh mặt trời, không bị gió bấc thổi và có chất đất: cát mịn tơi xốp. Bạch phục linh là dược liệu quý, có màu trắng, là sự hoà quyện của đất và linh khí của cây thông, do vậy, dược liệu này được coi như quý hơn vàng!
Bạch phục linh có chứa 2 nhóm hoạt chất có tác dụng dược lý đó là: Polysaccharides và Triterpenes
Theo Đông y, Bạch phục linh ngoài tác dụng lợi thuỷ trừ thấp, còn có tác dụng bổ tỳ vị, chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hoá.
Bạch linh hiện nay vẫn phải nhập khẩu là chính.
Tác dụng đối với bệnh đại tràng
Bạch phục linh được sử dụng rộng rãi trong Y học Trung Quốc và Nhật Bản. Những công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác dụng dược lý của vị thuốc này trên đại tràng, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính.
Giảm đầy bụng, trướng hơi
Đây là tác dụng rõ rệt nhất mà người bị bệnh đại tràng cảm nhận được khi sử dụng chế phẩm chiết xuất từ Bạch phục linh. Cảm giác tức bụng, cứng bụng, trướng và đầy hơi trong bụng có thể giảm đi rõ rệt sau 30 đến 60 phút từ khi sử dụng. Bệnh nhân cảm thấy “bụng dạ nhẹ nhàng hẳn, không ấm ách khó chịu nữa…”
Ngăn ngừa chảy máu đường tiêu hoá
Các thử nghiệm Invitro cũng cho thấy rõ, dịch chiết Bạch phục linh có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế tình trạng chảy máu đường tiêu hoá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính.
Cầm tiêu chảy kéo dài
Thử nghiệm trên bệnh nhân viêm đại tràng cấp và mãn tính có hiện tượng tiêu chảy kéo dài, cho thấy dùng bột Bạch phục linh, tỷ lệ khỏi lên tới 94%. So sánh đối chứng với lô dùng thuốc Tây y (Pepsin và Vitamin B1), cho thấy thời gian khỏi bệnh do dùng Bạch phục linh ngắn hơn.
Hướng ứng dụng mới của Bạch linh trong việc giải quyết các bệnh đại tràng
Tuy nhiên, tác dụng của Bạch phục linh mới chỉ dừng lại ở việc xử lý các triệu chứng của bệnh: trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hay xuất huyết đại trực tràng. Để giúp đi vào tận gốc của bệnh, Bạch phục linh nên kết hợp với ImmuneGamma – một chế phẩm công nghệ sinh học của Hoa Kỳ. ImmuneGamma giúp tái tạo niêm mạc ruột vốn bị tổn thương lâu ngày ở bệnh nhân đại tràng mãn tính. Khi đường ruột được phục hồi, sẽ giảm khả năng tái phát bệnh sau này. Sử dụng càng kiên trì, tác dụng đem lại càng rõ rệt, do quá trình tái tạo niêm mạc ruột không phải trong ngày một ngày hai.
Ngoài ra, kết hợp thêm Bạch truật nữa là được một bộ “đủ cả gốc lẫn ngọn”, do Bạch truật vừa giúp cầm tiêu chảy, lại ngăn được táo bón một cách hiệu quả.
Địa chỉ bán bạch phục linh, nơi bán bạch phục linh
Bạch phuc linh được người ta thu hai sau đó sấy khô đóng gói để bảo quản, bạch phục linh là vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh đại tràng kết hợp với bạch truất sắc nước uống
Liều sử dụng bạch phục linh là 30 -50g sắc nước uống
Búpxanh luôn luôn cam kết sản phẩm được cung cấp là tốt nhất. Phát triển bền vững thương hiệu Búpxanh là phương châm của chúng tôi nên các sản phẩm luôn đạt chất lượng trước khi đến tay khách hàng. Quý Khách Yên Tâm Đặt Hàng Ở Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh Bởi: Búpxanh đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551. Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh là cửa hàng thảo dược uy tín tai thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi có cửa hàng mặt tiền thuận tiện cho việc đi lại. Chúng tôi cung cấp dược liệu đã nhiều năm các loại thảo dược. Giá cả phải chăng, hợp lý. Cung cấp chính xác các loại thảo dược . Sản Phẩm sạch sẽ an toàn sử dụng. Quý khách đổi trả hàng khi không sử dụng hết, không hài lòng về sản phẩm. đổi trả miễn phí tại cửa hàng. Có hướng dẫn sử dụng đầy đủ khi giao hàng. Chúng tôi giao hàng tận nơi trong vòng 24h tại TPHCM + giá ship . Nếu ở ngoài tỉnh chúng tôi giao qua chành xe hoặc bưu điện có tính cước vận chuyển theo bưu điện. Khi nhận hàng được kiểm tra kỹ mới thanh toán tiền. Quý Khách Liên Hệ Đặt Hàng Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 + 0977768823 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h Quý Khác Đến Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh Của Chúng Tôi Tham Quan Và Mua Sản Phẩm Ưng Ý Nhất Quý khách đặt hàng trực tiếp trên web nhân vào mua hàng -> thực hiện thanh toán (chưa phải thanh toán) điền thông tin để xác định mua hàng -> nhấn Đặt Hàng ( khi nhân hàng quý khách mới phải thanh toán.