Hỗ trợ điều trị bệnh nhân sau covid bằng thảo dược, hậu covid - 19
Hỗ trợ điều trị bệnh nhân sau covid bằng thảo dược, các phương pháp hỗ trợ bệnh nhân hậu covid -19, biến trứng sau covid -19, hậu nhiễm covid -19
“Điều trị di chứng hậu Covid-19 theo Đông y
F0 sau điều trị cần chú ý tăng sức đề kháng và có thể xử lý các di chứng bằng liệu pháp 4T của Đông y, theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hà My, Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội.
Sau khi khỏi bệnh, một số F0 vẫn gặp các triệu chứng như khó thở hoặc hụt hơi; mệt mỏi chóng mặt hoặc thay đổi về tâm trạng, thay đổi về vị giác và khứu giác, hó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là "sương mù não")... Các triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hà My, phòng khám A, phòng khám Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội, thường những người bị di chứng hậu Covid-19, trước khi mắc bệnh có sức khỏe kém, miễn dịch yếu. Đông y gọi là chính khí suy, điều này làm suy giảm năng lực tự chữa lành. Do đó, điều trị di chứng hậu Covid-19 là tăng sức đề kháng cơ thể nói chung ngay khi xuất hiện hội chứng hậu Covid-19 và xử lý các triệu chứng khó chịu bằng liệu pháp 4T toàn diện của Đông y.
Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Hà My về liệu pháp 4T trong Đông y dành cho F0 gặp di chứng hậu Covid-19.
T1 (Tinh thần - tâm lý liệu pháp)
Theo Đông Y, tình chí thất thường là một trong các nhóm nguyên nhân gây ra bệnh tật. Vì vậy muốn chữa lành, phải ổn định tình chí. F0 nên sắp xếp lại một cuộc sống bình an (nếu bất an). Trạng thái bất an là do stress trước khi bị Covid vẫn còn tồn tại sau khi khỏi bệnh, do đó, cần giảm stress và tư duy tích cực. Nếu để stress kéo dài sẽ gây nhiều hệ lụy như mất ngủ, rụng tóc, đau dạ dày, suy giảm miễn dịch...
Giảm stress là một quá trình khó khăn, cần sự quyết tâm, lâu dài. Trước mắt, bệnh nhân có thể trở lại công việc như trước khi bệnh nhưng cần cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, không để căng thẳng quá mức trong lúc làm việc, nghỉ ngơi giữa giờ 5 - 10 phút (tập thư giãn chủ động), nhất là khi có cơn stress (nếu có thể).
Nghỉ trưa là điều cần thiết, thường từ 30 - 45 phút, không thức khuya, nên đi ngủ trước 23h. Người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể dục, ca hát, tâm sự trong điều kiện hoàn cảnh cho phép. Nếu stress quá nặng có thể tư vấn bác sỹ tâm lý để có được liệu trình phù hợp.
Tập yoga là một trong những cách giảm stress hiệu quả. Ảnh: Pixabay
T2 (Thực phẩm liệu pháp)
Bộ máy tiêu hóa của F0 dễ bị ảnh hưởng nhất trong quá trình hồi phục, có thể gặp tình trạng chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, tiêu chảy. Do đó, cần đảm bảo dinh dưỡng nhưng không được làm bộ máy tiêu hóa mệt hơn.
Nguyên tắc chọn thực phẩm là: lành (thực phẩm sạch - an toàn, tốt nhất là hữu cơ), bổ, cân bằng axit, kiềm. Sau ốm, nên chọn các thực phẩm vị thanh đạm, tính bình. Không nên ăn nhiều thực phẩm có tính âm. Chú ý ăn uống dễ tiêu, số lượng trung bình (không nhiều, không quá no). Ví dụ ăn cháo, ăn thêm chút cá, ăn nhiều đồ hầm, ăn thêm rau xanh, hoa quả. Hạn chế nước đá lạnh, kem. Cần nhai kỹ và tập trung vào bữa ăn.
Về nước uống, uống đủ nước, không uống nước lạnh. Nếu bị tiêu chảy có thể uống nước gừng. F0 sau điều trị nên dùng tỏi bởi tỏi có tính chất kháng virus mạnh, có nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể.
T3 (Tập dưỡng sinh)
Người lớn tuổi hoặc suy yếu nên chọn lựa những môn phù hợp với sức khỏe như yoga, thái cực quyền hay đơn giản hơn là đi bộ 30 phút. Lưu ý cần đi bộ chất lượng, nghĩa là chú tâm vào bước đi và để đầu óc thư giãn. Ca hát cũng là một cách tăng sức khỏe, tập thư giãn, giảm stress.
Ngoài ra, một môn tập hết sức cần thiết cho mọi người, nhất là bệnh nhân hậu Covid là bài tập thở bụng. Thở bụng chất lượng rất hiệu quả cho hội chứng hậu Covid, đặc biệt những bệnh nhân có triệu chứng về hô hấp, còn mắc các triệu chứng dai dẳng hậu Covid như hụt hơi, cảm giác thở mệt, cảm giác khó thở, ho khan....
T4 (Trị liệu bằng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc)
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, F0 sau điều trị có thể tham khảo các cách trị liệu cho từng hội chứng như sau:
- Đau mỏi cơ thể, tay chân tê dại: xoa bóp tay chân hay toàn thân, châm cứu, bấm huyệt, ngâm chân muối thảo dược, uống thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị.
- Chóng mặt, cơn mệt mỏi, cơn rối loạn tâm thần: nên đến bệnh viện để khám và xử trí kịp thời.
- Mất ngủ: ngâm chân muối thảo dược, châm cứu, bấm huyệt vùng đầu mặt cổ, uống thuốc bổ y học cổ truyền để nuôi dưỡng tạng phủ, đem lại chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Ớn lạnh sốt nhẹ, đau nhức toàn thân: xông hơi nếu bằng thảo dược y học cổ truyền.
- Rối loạn khứu giác, vị giác kéo dài: xông mũi họng bằng thảo dược y học cổ truyền hoặc châm cứu, bấm huyệt.
- Chán ăn và mất ngủ, mệt mỏi kéo dài: khám và uống thuốc (xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, thuốc y học cổ truyền)
- Khó thở, hụt hơi, ho kéo dài: trị liệu hô hấp, uống các thuốc kiện tỳ bổ phế, chỉ khái. Ho nhiều có thể ngậm chanh muối, húng chanh, viên ngậm thảo dược, xuyên tâm liên, siro ho thảo dược. Điều trị dạ dày nếu có triệu chứng trào ngược kèm theo
- Rụng tóc, chân tay lạnh, khí huyết kém lưu thông, mệt mỏi, chán ăn có thể dùng viên uống Hà thủ ô, hoàn bát trân, hoàn quy tỳ, hoàn lục vị...
- Phát ban, ngứa: uống trà thải độc, uống thuốc y học cổ truyền theo đơn.
- Có nhiều triệu chứng về tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi ợ chua, tiêu chảy... nên kết hợp chế độ ăn với thuốc y học cổ truyền.
- Tăng men gan, mẩn ngứa, mụn nhọt, mệt mỏi nhiều, xạm da sau mắc covid: tăng cường uống đủ nước, uống trà thải độc, mát gan.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hà My, bệnh nhân sau mắc Covid nên tự tăng cường nâng cao sức khỏe bằng dinh dưỡng, tập luyện và giữ cho tinh thần luôn ổn định, thư thái. Nếu xuất hiện những triệu chứng hậu Covid, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, không tự ý mua thuốc kiểu truyền miệng hoặc các sản phẩm quảng cáo thổi phồng trên mạng để tránh những hậu quả không đáng có.”
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hà My
“Chuyên gia chỉ cách ứng phó với hội chứng hậu COVID
1. Các triệu chứng hậu COVID
BS. Chu Thị Quỳnh Thơ cho biết, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, hội chứng hậu COVID được định nghĩa là các dấu hiệu và triệu chứng mới xuất hiện, hoặc đã có nhưng tiếp tục tiến triển sau khi nhiễm COVID-19 từ 4 tuần trở lên.
Các triệu chứng thường gặp
- Mệt mỏi: Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vô cớ, chẳng làm việc gì nặng nhọc mà cũng tự nhiên cảm thấy mệt, không có hứng thú làm việc gì cả…
- Khó thở: Người bệnh cảm thấy khó thở, hay bị hụt hơi. Chỉ làm việc gì đó một thời gian ngắn là đã bị đoản hơi, thậm chí chỉ đi đi lại lại cũng cảm thấy khó thở…
- Suy giảm trí nhớ: Người bệnh tự nhiên hay bị quên, mặc dù trước khi mắc COVID-19 người bệnh không bị như vậy. Vừa nói xong đã quên mình nói gì, sự việc mới xảy ra đã bị quên, quên làm việc gì, quên để đồ vật gì đó ở đâu…
- Rối loạn giấc ngủ: Mặc dù đã âm tính với SARS-CoV-2 nhưng người bệnh thỉnh thoảng không tài nào ngủ được vào ban đêm. Ban ngày những lúc đang làm việc lại buồn ngủ…
- Mất tập trung: Người bệnh khó tập trung vào công việc đang thực hiện, hiệu suất làm việc giảm sút, thường xuyên bị xao nhãng bởi những chuyện lặt vặt…
- Đau cơ: Người bệnh cảm thấy đau nhức cơ bắp một cách vô cớ, người mỏi, cơ đau…
Và một số triệu chứng khác.
Các triệu chứng ít gặp
- Đau tức ngực: Người bệnh cảm thấy đau tức ở vùng ngực, như có vật gì chẹn ở vùng ngực…
- Hồi hộp: Mặc dù không có việc gì quan trọng, trạng thái tinh thần cân bằng nhưng người bệnh vẫn cảm thấy hồi hộp không yên…
- Ho kéo dài: Người bệnh bị những cơn ho dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, thậm chí hàng tháng trời không dứt.
Và một số triệu chứng khác.
Tất cả các triệu chứng nói trên đều có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, làm hạn chế tham gia các hoạt động, công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh sau khỏi COVID-19.
2. Giải pháp khắc phục hội chứng hậu COVID
Khi gặp các triệu chứng hậu COVID, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị của mình biết để có hướng khắc phục sớm, tránh để kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống, cũng như dẫn đến các di chứng khó hồi phục, thậm chí không hồi phục.
Tùy vào đặc điểm lâm sàng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh nên thăm khám và điều trị tại chuyên khoa nào. Trường hợp bệnh nhân có di chứng thần kinh cần được khám xét và điều trị bởi chuyên gia về thần kinh.
Nếu bệnh nhân bị giảm chức năng thận dai dẳng cần được theo dõi bởi chuyên gia về thận tiết niệu.
Các rối loạn về tâm lý, tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ... cần được khám sức khỏe tâm thần...
Các vấn đề về phục hồi chức năng cần được hỗ trợ phụ thuộc vào triệu chứng và hạn chế về mặt chức năng của bệnh nhân với mục tiêu phục hồi lại các chức năng, phòng ngừa các rối loạn tâm lý, đảm bảo chất lượng cuộc sống, giúp bệnh nhân quay trở lại với công việc và cuộc sống thường ngày.
Các vấn đề phục hồi chức năng hậu COVID bao gồm:
- Suy giảm hoạt động thể chất
- Suy giảm chức năng hô hấp
- Rối loạn nuốt
- Suy giảm khả năng giao tiếp
- Suy giảm nhận thức
- Các vấn đề sức khỏe tâm lý
- Hạn chế thực hiện sinh hoạt hàng ngày…
Khi bệnh nhân gặp các vấn đề về suy giảm hoạt động thể chất, tùy vào mức độ bệnh nhân sẽ được các bác sĩ phục hồi chức năng hoặc các bác sĩ thể thao hướng dẫn tập các bài tập giúp phục hồi chức năng vận động.
Nếu bệnh nhân gặp các vấn đề có liên quan đến việc suy giảm chức năng hô hấp người bệnh cần được phục hồi chức năng hô hấp, thông qua các bài tập thở như thở cơ hoành, thở chúm môi, các bài tập làm tăng cơ lực cơ hô hấp…
Khi bị suy giảm khả năng giao tiếp: Bệnh nhân cần được can thiệp bởi chuyên viên âm ngữ trị liệu. Bệnh nhân COVID-19 có thể gặp các rối loạn về giọng, đặc biệt ở bệnh nhân sau đặt ống nội khí quản kéo dài.
Bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe tâm lý cần được tư vấn và chữa trị bởi bác sĩ tâm lý…
Ngoài ra, để sớm phục hồi sức khỏe sau mắc COVID-19 người bệnh nên có kế hoạch dinh dưỡng và chương trình tập luyện nhằm giúp cơ thể dần dần thích nghi với nhịp sống bình thường như:
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh sau mắc COVID-19.
+ Có kế hoạch tập luyện nhằm khôi phục lại thể chất, cũng như duy trì một lối sống khoa học, tránh làm việc quá sức ngay sau khi khỏi COVID-19...”
"Sưu Tầm"
Địa chỉ hỗ trợ điều trị bệnh nhân sau covid -19 bằng thảo dược
Những thảo dược có tác dụng phục hồi sau covid - 19
Nấm linh chi, nấm linh chi rừng , nấm lim xanh
- Ổn định huyết áp.
- Cân bằng chỉ số cholesterol.
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Tăng cường chức năng cho gan và thận.
- Phòng ngừa bệnh đường hô hấp như hen suyễn.
- Giảm nguy cơ mắc cúm do vi khuẩn xâm nhập.
- Đẩy lùi một số căn bệnh thế kỷ nguy hiểm.
- Hỗ trợ trong điều trị ung thư
Xem Bài Viết https://bupxanh.com/nam-lim-xanh https://bupxanh.com/nam-linh-chi-rung-nam-hong-chi-nam-chan-voi-nam-co-linh-chi
Tác dụng của tam thất bắc chủ yếu vào thận và gan, giúp bổ huyết, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu ứ huyết, giảm đau. Uống bột tam thất đúng cách, hợp lý sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ, cụ thể như sau: Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, có thể thay thế cho nhân sâm.
- Cầm máu, giảm đau.
- Để chữa các chứng bệnh như nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai...
- Đại tiện ra máu, bị kiết lỵ phân có máu.
- Băng huyết, rong huyết, rong kinh, hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau khi sinh đẻ
Xem Bài Viết https://bupxanh.com/cu-tam-that-bac
Cao cà gai leo, cây cà gai leo
Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe. Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan.
- Giải rượu rất tốt.
- Bảo vệ tế bào gan, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, làm hạ đường huyết…
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi.
- Chữa ho ga, suyễn.
- Chữa rắn cắn.
- Chữa đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp.
Xem Bài Viết https://bupxanh.com/cay-ca-gai-leo-vien-ca-gai-leo-re-ca-gai-leo-tra-ca-gai-leo-cao-ca-gai-leo
Cao an xoa được kết hợp từ cây cà gai leo, cây an xoa, nấm linh chi có tác dụng giải độc rất tốt
- Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư gan.
- Phục hồi và tái tạo tế bào gan.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh Viêm gan B, C, bệnh xơ gan cổ trướng,…
- Hạ men gan, điều trị vàng da do suy giảm chức năng gan.
- Mát gan, giải độc, tăng cường chức năng gan.
Xem Bài Viết https://bupxanh.com/cay-an-xoa
- Viêm họng, viêm amidan viêm phế quản mãn tính.
- Ho hen, hen suyễn, ho có đờm.
- Chữa trị bệnh quai bị
- Bí đại tiểu tiện.
- Tắc sữa, sưng vú
- Chướng bụng, tích nước trong bụng.
Xem Bài Viết https://bupxanh.com/cay-xa-can-cay-re-quat
Trong các trường hợp đau nhức nặng thì dùng tam thất kết hợp mật ong sử dụng hiệu quả hơn
Trong trường hợp cảm thấy trong người ể oải, mệt, mỏi, dùng cà gai leo, cao an xoa, cây an xoa, nấm linh chi
Ho Nhiều đau tức vùng ngực dùng nấm linh chi, xạ can
Các sản phẩm trên đều có tại Trung tâm dược liệu Búpxanh
Như đã sưu tầm ở trên thì điều trị tâm lý rất quan trọng trong việc điều trị sau covid -19
Những biện pháp rèn luyện thân thể, tập yoga, thiền định, cầu nguyện, niệm phật, rất quan trọng trong điều trị bệnh, tâm thanh tịnh mọi khó khăn, bệnh tật sẽ vượt qua. ( những ai mong muốn tâm mình được an hãy liên hệ 0913411106 A Bằng . Hướng dẫn miễn phí, quý khách vùi lòng không gọi điện A Bằng để đặt hàng ) muốn mua sản phẩm vui lòng gọi số trên website.
Viết bình luận