Liên Hệ Búpxanh 0948808065

Cam ba lá | Chỉ xác | Địa chỉ bán cam ba lá

Giá bán: 200.000₫

Chỉ xác , công dụng chỉ xac, địa chỉ bán chỉ xác Chỉ xác được làm từ quả bưởi non, quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi. Chỉ xác" là thảo dược khá thông dụng trong Đông y; vị đắng, tính hàn, vào hai kinh tỳ, vị; tác dụng phá khí, tiêu tích, hoá đàm... -"Việt Nam tự điển" (Hội Khai Trí Tiến Đức-1931)giải nghĩa: "chỉ-xác • Tên một vị thuốc. Tức là vỏ bưởi non phơi khô <> Nhiều tiền thì hoàng-cầm, hoàng-kỳ, ít tiền thì trần-bì, chỉ-xác".        -"Từ điển tiếng Việt" (Văn Tân chủ biên-1967):"chỉ xác• d. Tên một vị thuốc làm bằng vỏ bưởi non phơi khô". -"Việt Nam tự điển" (Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụhiệu đính-Sài Gòn-1970):...
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: cxcbl
Hãng sản xuất: Búpxanh
Loại: Hàng Khô

Chỉ xác , công dụng chỉ xac, địa chỉ bán chỉ xác

Chỉ xác được làm từ quả bưởi non, quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi.

Chỉ xác" là thảo dược khá thông dụng trong Đông y; vị đắng, tính hàn, vào hai kinh tỳ, vị; tác dụng phá khí, tiêu tích, hoá đàm...

-"Việt Nam tự điển" (Hội Khai Trí Tiến Đức-1931)giải nghĩa: "chỉ-xác • Tên một vị thuốc. Tức là vỏ bưởi non phơi khô <> Nhiều tiền thì hoàng-cầm, hoàng-kỳ, ít tiền thì trần-bì, chỉ-xác".      

 -"Từ điển tiếng Việt" (Văn Tân chủ biên-1967):"chỉ xác• d. Tên một vị thuốc làm bằng vỏ bưởi non phơi khô".

-"Việt Nam tự điển" (Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụhiệu đính-Sài Gòn-1970): "chỉ xác• dt. (tb): Vỏ bưởi phơi khô, khí lạnh, vị đắng và chua, không độc nhưng đàn-bà có thai không được dùng".

 -"Từ điển tiếng Việt" (Chuyên từ điển New Era-2013): "chỉ xác: vỏ trái bưởi dùng làm thuốc trong Đông y".

-"Từ điển từ và ngữ Hán Việt" (1989) và "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" (2006) của GS Nguyễn Lân đều giảng giống nhau:"chỉ xác (Hán. chỉ: cây bưởi; xác: vỏ) Vị thuốc làm bằng vỏ bưởi phơi khô: Nhiều tiền hoàng cầm hoàng kỳ, ít tiền trần bì chỉ xác (tục ngữ)".

Các nhà biên soạn từ điển đều khẳng định rõ ràng như vậy. Nhưng rất tiếc đây lại là sự ngộ nhận, dẫn đến sai lầm theo kiểu "Dĩ hư truyền hư".

Du 柚, hay du tử 柚子 mới là bưởi, còn "chỉ" là cây quýt hôi, hay chanh gai. "Hán Việt tự điển" của Thiều Chửu giảng rõ ràng như sau:"枳[chỉ] ① Cây chỉ (cây chanh gai) dùng làm thuốc được, như chỉ thực 枳實 thứ quả hái còn non, chỉ xác 枳殼 thứ quả hái đã già"; "Hán Việt tự điển" (Trần Văn Chánh): "枳 [chỉ] [Pinyin: zhǐ] (thực) Cây câu quất, cây quýt hôi, cây chanh gai. Cũng viết: 枸橘 [goujú]". 

Sách "Danh từ thuật ngữ y học cổ truyền" (NXB Y học-2015), phần "dược" chép về "chỉ xác" như sau: "Chỉ xác (枳殼) Tên khác: Chanh xác-Trấp-Chấp-Quả trấp già. Bộ phận dùng: Quả của các loại cây Trấp (Citrus hystrix D.C), họ Cam (Rutaceae), hái lúc đã khá to nhưng còn xanh, phơi sấy khô. Tên khoa học: Fructus Citri".

Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" (Đỗ Tất Lợi) mục "chỉ thực" viết như sau: "Chỉ thực 枳實: còn gọi chỉ xác, xuyên chỉ thực, xuyên chỉ xác. Tên  khoa học Citrus sp. Thuộc họ Cam Rutaceae. Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturi) và Chỉ xác (Fuctus Citri aurantii), đều là quả phơi khô của chừng hơn 10 cây chi Citrus và Poncirus và Poncirus thuộc họ Cam Rutaceae nhưng thu hái ở thời kỳ khác nhau. Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non nhỏ, có khi bị gió mạnh  tự rụng dưới gốc cây (theo chữ Trung Quốc, chỉ là tên cây, thực là quả). Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín, thường bổ đôi. Chỉ vẫn là tên cây, xác là vỏ và xơ, vì quả bổ đôi phơi khô ruột quả bị quắt lại".

Chúng tôi cẩn thận tra tìm mục "Bưởi 柚" (du 柚) trong sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi, xem vỏ quả bưởi có còn được gọi, hay được dùng thay cho "chỉ xác" 枳殼haykhông. Kết quả, các bộ phận của bưởi được dùng làm thuốc như: lá, vỏ quả, vỏ hạt, dịch ép múi bưởi...không có bộ phận nào được gọi, hay liên quan gì đến "chỉ xác".

          Vậy tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa quả khô của cây "câu quất", "quýt hôi", "chanh gai"... với "vỏ bưởi khô" như vậy? Theo chúng tôi, trong trường hợp "què vị" (thiếu vị), các thầy thuốc Đông y thường tìm cách "thay vị" có công dụng tương đương, hoặc gần tương đương. Có lẽ ông lang vườn nào đó, vì què vị "chỉ xác", nên đã liều thay bằng "vỏ quả bưởi khô". Tuy nhiên, dẫu có như vậy, thì với người biên soạn từ điển, "chỉ xác" 枳殼vẫn là "chỉ xác", chứ không thể biến thành "vỏ quả bưởi khô". Mặt khác, tuy có cùng họ Cam, nhưng dược tính của "chỉ xác" và "bưởi" khác nhau. Bởi vậy, sách "Đông y toàn tập" (Nguyễn Trung Hoà-NXB Thuận Hoá-2015) khi chép về "chỉ xác" đã phải lưu ý như sau: "Chỉ xác (Vỏ quả trấp) Citrus aurantium.L. Họ Cam quýt (Rutaceae). Bộ phận dùng: Quả trắp già. Dùng thứ quả gần chín, còn xanh vỏ, đã bổ đôi, cùi càng dày càng tốt, mùi thơm, ruột bé, trắng ngà, để lâu năm, cứng chắc không ẩm mốc là tốt. Không nhầm với quả Bưởi hay Cam hôi (hai thứ này thịt xốp cùi mỏng, không bào chế được)".

Tên vị thuốc liên quan trực tiếp bệnh tật, sức khoẻ con người. Các nhà biên soạn từ điển cần tra cứu cẩn thận, phát hiện ra nhầm lẫn, sai sót của người đi trước, kế thừa cái đúng, loại bỏ cái sai. Nếu không cụ thể, chính xác như từ điển chuyên ngành, thì ít ra giảng nghĩa khái quát như "Từ điển tiếng Việt" (Trung tâm từ điển học Vietlex):"chỉ xác• 枳殼 d.vị thuốc đông y chế biến từ quả già sấy khô của một số cây họ cam quýt".

Chỉ xac | địa chỉ bán chỉ xác

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Chỉ xác

Trị răng đau nhức:

Chỉ xác ngâm rượu súc miệng (Thánh Huệ Phương).

Trị trẻ nhỏ lỵ lâu ngày, tiêu ra cơm nước không đều:

Chỉ xác, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8g (Quảng Lợi Phương).

Cầm lỵ, thuận khí:

Chỉ xác sao 96g, Cam thảo 24g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sôi (Anh Đồng Bách Vấn Phương).

Trị  lở đau sưng:

Chỉ xác nướng nóng, chườm vào đó 7 trái (Bí Hiệu Phương).

Trị trẻ nhỏ đi tiêu khó:

Nướng Chỉ xác, bỏ múi, Cam thảo mỗi thứ 4g, sắc uống (Toàn Ấu Tâm Giám Phương).

Trị  lở đau sưng:

Dùng bột Chỉ xác, bỏ vào trong bình nấu sôi thật lâu trước xông sau rửa (Bản Sự Phương).

Trị đau bụng khi có thai:

Chỉ xác 120g, sao với cám. Hoàng cầm 40g. tán bột. Mỗi lần uống 20g với 1 chén rưỡi nước, nếu có phù bụng căng thêm Bạch truật 40g (Hoạt Pháp Cơ Yếu Phương).

Trị nấc cụt do thương hàn:

Chỉ xác 20g, Mộc hương 4g tán bột, mỗi lần uống 4g, với nước sôi, chưa bớt thì uống tiếp (Bản Sự phương).

Tri ruột xệ xuống sau khi đẻ:

Chỉ xác, sắc lấy nước ngâm, đợi ít lâu thì rút vào (Tụ Trân Phương).

Trị trẻ nhỏ bị chứng nhuyễn tiết (mụn nhọt mềm có nước):

Chỉ xác 1 trái lớn (không lấy loại trắng), mài cho bằng miệng rồi lấy hồ miến bôi quanh miệng, úp lên trên đầu miệng mụn thì có thể tự ra hết máu mủ và không có sẹo (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

Lợi khí sáng mắt:

Chỉ xác 40g, sao, tán bột, uống với nước (Tuyên Minh Phương)

Trị thương hàn âm chứng, do uống thuốc lầm hạ quá sớm sinh đầy tức ngực nhưng không đau, đè vào thấy mềm:

Chỉ xác, Binh lang 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước sắc Hoàng liên (Tuyên Minh Phương).

Trị trẻ nhỏ nôn mửa, động kinh, nghẹn đờm , co giật:

Chỉ xác bỏ múi sao với cám, Đạm đậu khấu, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 1/2 muỗng cà phê, nặng thì 1 muỗng. Nếu cấp kinh phong dùng Bạc hà giã vắt lấy nước uống với thuốc. Nếu mạn kinh phong dùng Kinh giới nấu uống với 3-5 giọt rượu, ngày 3 lần (Bất Kinh Hoàn - Tiểu Nhi Phương).

Trị tiêu ra máu:

Chỉ xác 240g sao với cám, Hoàng kỳ 240g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm, hoặc trộn với hồ làm viên uống (Kinh Nghiệm Phương).

Tiêu tích thuận khí, trị ngũ tích lục tụ, dùng cho cả già lẫn trẻ:

Chỉ xác 3 cân bỏ múi, mỗi trái bỏ vào 1 hạt Ba đậu nhân, rồi úp vào cho kín, nấu lửa nhỏ 1 ngày, cạn nước đổ thêm, khi thêm phải đổ nước nóng vào, đợi cho nước cạn, bỏ Ba đậu đi, lấy Chỉ xác phơi nắng, sao, tán bột, dùng bột trộn giấm làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30-40 viên (Thiệu Chân Nhân Kinh Nghiệm Phương).

Trị vùng xương sườn đau nhức vì sợ quá mà tổn thương tới khí:

Chỉ xác (sao) 40g, Đào chi (sống) 20g, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước sắc Gừng và Táo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị bụng đầy, người lớn cũng như trẻ nhỏ, khí huyết ngưng trệ:

“Tứ Diệu Hoàn” gồm Chỉ xác đầy mà lưng còn xanh, bỏ múi đi, lấy 160g chia làm 4 phần, 40g sao với Thương truật, 40gsao với La bặc tử, 40g sao với Hồi hương, 40g sao với Can tất, xong bỏ các vị ấy đi, lấy Chỉ xác, tán bột dùng. Lấy 4 vị trước sắc lấy nước trộn bột gạo làm thuốc viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm, sau khi ăn (Giản Dị Phương).

Trị uất khí ở thượng tiêu làm đầy sinh vì hàn:

Chỉ xác, Tô tử, Quất bì, Cát cánh, Mộc hương, Bạch đậu khấu, Hương phụ (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị tiêu ra máu giai đoạn đầu:

Chỉ xác, Hoàng liên, Hòe hoa, Can cát, Phòng phong, Kinh giới, Thược dược, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa, Địa dư, Trắc bá diệp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị lỵ, mót rặn:

Chỉ xác, Binh lang, Thược dược, Hoàng liên, Thăng ma, Cát căn, Cam thảo, Hồng khúc, Hoạt thạch (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị khí hư, đại tiện khó:

Chỉ xác, Nhân sâm, Mạch môn đông (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ngứa do phong chẩn:

Chỉ xác, Kinh giới, Khổ sâm, Phòng phong, Thương nhĩ  thảo, Bại bồ, nấu nước tắm gội (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị đau ở hông sườn phải

 Chỉ xác, Nhục quế (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Địa chỉ bán chỉ xác, nơi bán chỉ xác

Chỉ xác được đóng gói 1kg để bảo quản để sử dụng, quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi.

Cam ba lá, tác dụng cam ba lá, địa chỉ bán cam ba lá

Cam ba lá là vị thuốc được nhập chủ yếu từ trung quốc dùng kết hợp với bạch cập để chữa bệnh dạ dầy khá hiệu quả.

Những năm gân đây số người dùng cam ba lá kết hợp với bạch cập chữa bệnh rất tốt, tuy nhiên một số người không có tác dụng, một số người sử dụng chè dây rất tốt.

Người ta thường sử dụng Cam ba lá chữa đau dạ dày là một vị thuốc của trung quốc vị thuốc kết hợp dữa bạch cập và cam ba lá có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả.

Cam ba lá Một bài thuốc chữa bệnh dạ dày đang được lan tỏa nhanh chóng không chỉ ở Trung Quốc mà còn ra nhiều quốc gia khác. Hãy thử lắng nghe câu chuyện của họ.

Chị Tôn Tú Hoa ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang (TQ) là một bệnh nhân bị đau dạ dày, đã trực tiếp chia sẻ bài thuốc này cho báo chí

Chị cho biết chị và người nhà đã dùng bài thuốc này để chữa khỏi bệnh dạ dày, và muốn chia sẻ điều quý giá này cho những ai quan tâm

Biết bài thuốc mà mừng như "bắt được vàng sử dụng cam ba lá

Chị Hoa kể, chị và chồng chị từ thời trẻ có lẽ do phải thường xuyên ăn món mì ngô (một món ăn thời đói kém do thiếu gạo) trong một thời gian dài nên đã mắc bệnh dạ dày một cách nghiêm trọng.

Khi đời sống khá hơn, có gạo nhiều nhưng chị lại không thể ăn cơm bình thường được nữa.Thay vào đó, cái gì cũng phải nghiền thành nước, làm thành miến phở dạng sợi hoặc bánh mới ăn được.

Nếu không ăn đồ ăn mềm, thì ngay lập tức sẽ xuất hiện chứng trào ngược axit, nôn mửa ra nước chua, ợ nóng…

Một lần, tình cờ có người chú họ từ quê lên thành phố, ghé qua nhà chị Hoa chơi và ở nhờ qua đêm. Sau khi nghe về bệnh tình của chị, người chú họ đã chia sẻ về một bài thuốc đơn giản, chỉ có 2 vị thôi cũng có thể chữa khỏi bệnh dạ dày.

Trước đây, trong gia đình nhà chú ấy cũng có nhiều người mắc bệnh dạ dày, đều ở mức độ nghiêm trọng. Lúc đó, một người hàng xóm biết chuyện và giới thiệu đến một thầy thuốc làm nghề chữa bệnh gia truyền.

Gia đình vị thầy Đông y đó làm nghề thuốc tại nhà qua rất nhiều thế hệ, ít nhất là từ thời cụ kỵ. Chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày.

Khi người chú tiếp cận vị thầy thuốc, họ chỉ cắt thuốc cho mang về uống chứ tuyệt đối không chia sẻ công thức bài thuốc, vì cho rằng đây là bí mật riêng của gia đình.

Khó khăn ở chỗ, đây là bài thuốc bí truyền do tổ tiên để lại nên họ không thể chia sẻ tùy tiện. Tuy nhiên sau rất nhiều lần trao đổi tình cảm, cuối cùng thì bài thuốc cũng đã được chia sẻ rộng rãi.

Tại thời điểm đó, mặc dù được người chú họ kể về bài thuốc này nhưng do bận rộn nên chị Hoa cũng không có thời gian tìm hiểu kỹ hơn nên lưỡng lự không uống.

Bẵng đi một thời gian, đến một ngày mẹ chồng và chị chồng lên nhà thăm chị, có nói về việc anh rể bị bệnh dạ dày nặng. Nhớ đến bài thuốc này, chồng chị lại một lần nữa chia sẻ chi tiết.

Khi anh rể chị biết tin, đã "mừng như bắt được vàng", liền mua thuốc và uống ngay sau đó. Thật không ngờ, sau khoảng gần nửa tháng, anh ấy cho biết bệnh dạ dày đã giảm nhẹ đi rất nhiều.

Nhìn thấy tình trạng bệnh của anh rể khá lên nhanh chóng, chị Hoa đã có thêm sự cân nhắc và cuối cùng đã quyết định uống theo.

Mặc dù anh rể và chị có bệnh dạ dày khác nhau, nhưng sau khi chị uống được khoảng 4 ngày thì tình hình đã cải thiện rõ rệt.

Để chắc chắn, chị tiếp tục uống thêm 10 ngày nữa. Kể từ đó, bệnh của chị gần như đã khỏi, không thấy đau. Chị bắt đầu ăn được cơm và các món ăn thô thay vì chế biến thành bột như trước.

Không những thế, chị ăn thêm được cả món ăn lạnh hoặc nóng mà không còn thấy triệu chứng nấc hay nôn mửa ra nước axit dạ dày như trước đây.

Cách sử dụng bài thuốckết hợp cam ba lá với bạch cập

Nguyên liệu: Bạch cập khô: 100g, Cam ba lá (tên khác là Chỉ) khô: 100g. Nghiền 2 nguyên liệu này thành bột mịn, trộn đều với nhau thành một hỗn hợp bột nhuyễn.

Cách dùng: Mỗi lần uống 3g, trộn với rượu trắng (rượu gạo), hoặc rượu vàng được làm từ gạo và hạt kê với lượng vừa đủ cho dễ uống.

Chia thành 2 lần uống trước bữa ăn sáng và sau bữa ăn tối. Mỗi ngày 6g.

bait huoc chua da day

Lưu ý:

Nếu người bệnh có vi khuẩn HP (Helicobacter pylori - là một loại vi khuẩn cư trú ở dạ dày, gây ra bệnh loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày) trong dạ dày, có thể uống thêm 1 viên thuốc Tây có thành phần Clarithromycin ngay sau khi uống hỗn hợp này.

Thời gian uống tối đa là 7 ngày, sau đó dừng lai một nhịp để xem xét tình hình rồi mới có thể uống thêm (nếu cần).

Khi sử dụng công thức này, ngay ngày hôm sau là đã có thể cảm nhận được kết quả, tình trạng đau dạ dày sẽ giảm đáng kể.

Nếu sử dụng trong vòng 7 ngày liên tục, các triệu chứng ợ hơi, trào ngược axit, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, và các vấn đề liên quan đến dạ dày gần như sẽ biến mất.

Sau một vài liệu trình điều trị theo cách này, các triệu chứng loét dạ dày, polyp dạ dày, sỏi dạ dày, viêm dạ dày cấp tính và mãn tính, viêm dạ dày teo, viêm dạ dày trên bề mặt, loét tá tràng … và những trường hợp đau dạ dày liên quan sẽ được giảm nhẹ.

Tài liệu khoa học về vị thuốc này

Theo "Tuyển tập Thảo dược Đông y toàn quốc" (全国中草药汇编) Cây Bạch cập có tác dụng cầm máu, tiêu viêm sưng và tái tạo mô.

Công dụng bạch cập Sử dụng trong trường hợp ho và nôn ra máu, chấn thương chảy máu ngoài da, trúng độc, viêm da, nứt nẻ; lao phổi dẫn đến ho ra máu, chảy máu ở những vùng lở loét.

Còn cây Cam ba lá (tên gọi khác là Chỉ) theo "Trung Quốc dược điển" (中国药典) cho biết, vị thuốc này dùng trong trường hợp bị thở khó, tiêu hóa kém, làm tiêu viêm, tản đờm.

Sử dụng đặc biệt trong các trường hợp bị đau tích tụ hoặc viêm nhiễm mãn tính, đọng phân trong dạ dày, bài tiết khó khăn.

Đi ngoài không thông, táo bón, đờm tích tụ làm cản trở luồng khí ở phổi gây khó thở, hạch ở phổi, sa trực tràng, sa tử cung…

Tại trung tâm dược liệu bán dược liệu  chúng tôi nghiền tại chỗ cho quý khách có nhu cầu, sản phẩm được nghiền bột dễ sử dụng.

Quý khách có thể tìm hiểu thêm sản phẩm chè dây cũng có tác dụng chữa dạ dày hiệu quả

Sử dụng bài thuốc trên quý khác phải kiên chì, vì mỗi người mỗi cơ địa khác nhau, cũng có người khỏi và có người chỉ ổn đinh.

Địa chỉ bán cam ba lá. nơi bán cam ba lá dùng chữa bệnh

Cam ba lá là vị thuốc của trung quốc được nhập khẩu với số lượng lớn, hiện nay việt nam đã nhân giống thành công, diện tích trồng còn hạn chế.

Cam ba lá được sấy khô để sử dụng, tuy theo nhu cầu có thể mua dưới dạng nghiền bột hoặc sấy khô. tại cửa hàng cũng có bán cả vị thuốc bạch cập để sử dụng chữa bệnh.

Cam ba lá mua ơ đâu uy tín cách sử dụng cam ba lá kết hợp với bạch cập

Cam ba lá là dược liệu được sử dụng để chữa bệnh dạ dày được sử dụng nhiều trong thời gian gần dây.

Cam ba lá là cây cam có 3 lá được sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày quả thường kết hợp với bạch cập để chữa bệnh da dày hiệu quả.

baithuocchuadaday

Cam ba lá chữa đau da dày hiện nay cũng được trồng nhiều ở việt nam nhưng số lượng chưa nhiêu, chủ yếu vẫn phải nhập từ trung quốc.

Mua cam ba lá ở búpxanh được giao hàng miễn phí trong thành phố hồ chí minh giá 200.000đ/kg

Địa chỉ bán cam ba lá

Cam ba lá được bán tại búpxanh là hàng nhập khẩu có chất lượng đảm bảo quý khác có thể mua ở dạng bột hoặc hàng phiến sấy khô.

Chúng tôi cam kết chất lượng trên từng sàn phẩm. Búpxanh Đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551 tên kinh doanh là Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh . Liên hệ đặt hàng 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 giờ hành chính. Quý khách đặt hàng trực tiếp trên web nhân vào mua hàng -> thực hiện thanh toán (chưa phải thanh toán) điền thông tin để xác định mua hàng -> nhấn Đặt Hàng ( khi nhân hàng quý khách mới phải thanh toán.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bạn muốn xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng?