Liên Hệ Búpxanh 0948808065

Mộc hương | Công dụng mộc hương | Địa chỉ bán mộc hương

Giá bán: 250.000₫

Mộc hương | Công dụng mộc hương | Địa chỉ bán mộc hương Cây mộc hương được trông để lấy rễ sử dụng để làm thuốc, mộc hường thường kết hợp với vàng đắng để làm thuốc chữa đau bụng Mộc hương  ( Radix saussureae lappae) Mộc Hương là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc Hương, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Mộc hương có nhiều loại, sách Trung dược học ( Trung quốc) nêu 2 loại: Vân mộc hương Saussurea lappa mọc ở vùng Lệ giang tỉnh Vân nam ( nên có tên Vân mộc hương) và Xuyên mộc hương Viadiminia souliei (Franch) Ling. Còn loại trồng ở Ấn độ, Miến điện thì sách thuốc...
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: mhbx
Hãng sản xuất: Búpxanh
Loại: Hàng Khô

Mộc hương | Công dụng mộc hương | Địa chỉ bán mộc hương

Cây mộc hương được trông để lấy rễ sử dụng để làm thuốc, mộc hường thường kết hợp với vàng đắng để làm thuốc chữa đau bụng

Mộc hương  ( Radix saussureae lappae)

Mộc Hương là rễ phơi hay sấy khô của cây Mộc Hương, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Mộc hương có nhiều loại, sách Trung dược học ( Trung quốc) nêu 2 loại: Vân mộc hương Saussurea lappa mọc ở vùng Lệ giang tỉnh Vân nam ( nên có tên Vân mộc hương) và Xuyên mộc hương Viadiminia souliei (Franch) Ling. Còn loại trồng ở Ấn độ, Miến điện thì sách thuốc Trung quốc gọi là Quảng mộc hương. Sách của Đỗ tất Lợi có giới thiệu thêm cây Thổ mộc hương Inula helenium L. đều thuộc họ Cúc. Theo Đỗ tất Lợi, hiện ta đã di thực được 2 loại Quảng mộc hương và Thổ mộc hương.

Tính vị qui kinh: Mộc hương 

Vị đắng , cay, tính ôn. Qui kinh Tỳ, Vị, Đại tràng, Đởm.

Theo các sách cổ:

  • Sách Bản kinh: Vị cay, ôn.
  • Sách Thang dịch bản thảo: Khí nhiệt, vị cay đắng, không độc.
  • Sách Bản thảo cầu chân: vị cay đắng.
  • SaÙch Bản thảo diễn nghĩa bổ di: hành Can kinh.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập tâm, phế, can, tỳ, vị, bàng quang.
  • Sách Bản thảo cầu chân: nhập Can, Tỳ.

Thành phần chủ yếu:

Vân Mộc Hương và Quảng mộc hương có chừng 1 - 2,8% tinh dầu, 6% chất nhựa Saussurin (Ancaloit) và chừng 18% chất Inulin. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu có: Aplotaxene, Anpha-Ionone, Beta-seline, Saussurea-lactone, Costunolide, Costic acid, Anpha-costene, Costuslactone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin.

Tác dụng dược lý: Mộc hương 

1.Theo Y học cổ truyền:

Mộc Hương có tác dụng điều trung hành khí chỉ thống. Chủ trị các chứng tỳ vị khí trệ, tả lî do tích trệ, lý cấp hầu trọng, tỳ rối loạn vận hóa, mất chức năng sơ tiết tỳ vị khí hư.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: trị tả khí, trừ độc dịch.
  • Sách Bản thảo diễn nghĩa: Mộc hương chuyên tả lãnh khí tắc trệ giữa vùng ngực bụng.
  • Sách Trân chân mang: tán trệ khí, điều chư khí, hòa vị khí, tả phế khí.

2.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Mộc hương 

  • Trên thực nghiệm, Mộc Hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản.
  • Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng sinh trưởng.

Ứng dụng lâm sàng: Mộc hương 

1.Trị rối loạn tiêu hóa: bụng đầy đau, sôi bụng ( do trúng hàn khí trệ).

2.Trị chứng tả lî bụng đau, lý cấp hậu trọng ( do khí trệ ở đại trường):

  • Mộc Hương bình lang hoàn: Mộc hương, Ngô thù đều 4g, Bình lang 10g, Thanh bì, Chỉ xác, Trần bì, Tam lăng đều 6g, Hoàng bá 10g, Nga truật 6g, Đại hoàng, Hương phụ, Khiên ngưu, Mang tiêu ( hòa uống) đều 10g sắc uống.
  • Hương liên hoàn: Mộc hương 4g, Hoàng liên 6g, sắc uống. Theo cổ phương thì Hoàng liên sao với Ngô thù, xong bỏ Ngô thù gia Mộc hương tán bột mịn hồ hoàn, mỗi lần uống 3 - 6g; trị viêm đại trường, kiết lî. Có thể dùng theo liều lượng trên sắc còn 100ml thụt lưu trị viêm đại trường mạn tính có kết quả.

Mã văn Quang dùng dịch Mộc hương 100% chích bắp, 2ml/lần, ngày 2 lần. Trị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp, viêm bao tử mạn 29 ca đạt tỷ lệ kết quả 93% ( Thông tin Trung thảo dược 1979, 3:37).

3.Trị cơn đau thắt túi mật: Hoàng dục Quang dùng thuốc trị 8 ca kết quả đều tốt ( Tạp chí Ngoịa khoa Trung hoa 1958, 1:24).

Liều dùng và chú ý:

  • Liều uống 3 -10g.
  • Thận trọng khi dùng đối với bệnh nhân âm hư hỏa vượng.

Địa chỉ bán mộc hương, nơi bán mộc hương uy tín.

Mộc hương được thu hoạch phiến nhỏ để sử dụng làm thuốc, mộc hương dùng nhiều trong những bài thuốc bắc quý khách cần sử dụng mộc hương hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Mộc hương là cây gì?

“Mộc hương là cây thuộc họ cúc, thân cỏ, sống lâu năm. Bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ khô, cứng, chắc, thơm nồng và nhiều dầu.

Có khá nhiều loại mộc hương như:

  • Vị thuốc Vân mộc hương – Radix Saussureae lappae là rễ của cây vân mộc hương – Saussureae lappae Clarke. Đây là loại mộc hương trồng ở cùng Vân Nam – Trung Quốc còn có tên khác là Quảng mộc hương, Thanh mộc hương, mộc hương bắc…
  • Vị thuốc Thổ mộc hương – Radix Helenii là rễ của cây thổ mộc hương – Inula helenium L. Cây được trồng nhiều ở Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ.
  • Xuyên mộc hương – tên gọi khác là Thiết bản mộc hương – Jurinea aff souliei. Cây thường được trồng ở vùng Tú Xuyên – Trung Quốc.

Cây mộc hương có tác dụng gì?

 

Mộc hương chứa hợp chất tạo mùi hương gọi là tecpen

Mộc hương có mùi hương gỗ rõ rệt. Mộc hương thường sần sùi màu vàng hoặc nâu nhạt. Nó có đặc tính khử trùng, kháng vi-rút, chống co thắt, diệt khuẩn, tiêu hóa, tiêu diệt, long đờm, hạ huyết áp, hạ sốt, chất kích thích, thuốc bổ và chữa dạ dày. Nó được sử dụng như một chất tạo hương vị trong đồ uống có cồn, bánh kẹo và nước giải khát. Có nhiều tác dụng điều trị bệnh của mộc hương đã được nghiên cứu chứng minh bằng y học hiện đại.

Tác dụng chống viêm giảm đau 

Mộc hương chứa các hợp chất tạo mùi thơm được gọi là tecpen có thể làm giảm đau và chống viêm bằng cách ức chế  enzym cyclooxygenase (COX). Đây cũng là loại enzym đích mà các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như ibuprofen hướng tới.

Mộc hương làm tăng tháo rỗng dạ dày

Mộc hương có tác dụng tăng tháo rỗng dạ dày đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Thử nghiệm đánh giá dựa trên bệnh nhân mắc viêm dạ dày mãn tính. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy khi uống thuốc sắc mộc hương thì có sự thay đổi sản lượng axit dạ dày, gastrin huyết thanh và nồng độ somatostation trong huyết tương. Điều này càng rõ rệt hơn đối với thử nghiệm trên tình nguyện viên có sức khỏe bình thường. Việc làm rỗng dạ dày được rút ngắn rõ rệt và nồng độ motilin trong huyết tương tăng đáng kể sau 30 phút.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Mộc hương giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân nhiễm trùng khác. Nó cũng hữu ích cho bệnh hen suyễn, viêm phế quản và ho mãn tính.

Hỗ trợ tiêu hóa

Tinh dầu mộc hương làm sạch đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Sử dụng một vài giọt dầu này trong trà ấm sẽ hỗ trợ các chức năng tiêu hóa.

Hoạt chất costunolide trong dịch chiết Mộc hương có tác dụng chống loét mạnh. Nghiên cứu nước sắc mộc hương sử dụng cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính thông qua đường uống. Sau đó tiến hành kiểm tra sự thay đổi của các yếu tố như tổng lượng acid dạ dày, gastrin huyết thanh và nồng độ somatostatin huyết tương. Kết quả trên 5 tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy nước sắc mộc hương

  • đẩy nhanh thời gian làm trống dạ dày và giải phóng motilin nội sinh (P <0,01),
  • không có sự thay đổi về tổng lượng acid, nồng độ somatostatin huyết tương và nồng độ gastrin huyết thanh (P> 0,05).

Mộc hương tác động lên hệ tim mạch

Một nghiên cứu trên thỏ cho thấy chiết xuất mộc hương cải thiện lưu lượng máu mạch vành và giảm nhịp tim. Tác dụng này tương tự như ở thỏ được điều trị bằng dược phẩm như digoxin và diltiazem.

Cây mộc hương có tác dụng gì?

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng mộc hương có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, mặc dù cơ chế hoạt động chính xác vẫn chưa được biết.

Theo một nghiên cứu của Trường cao đẳng dược Annamacharya – Ấn Độ  cho thấy những con chuột bị đau thắt ngực do hóa chất được bảo vệ khỏi tổn thương cơ tim nếu được cung cấp chiết xuất mộc hương đường uống trong 28 ngày. Không giống như những con chuột không được điều trị, những con được điều trị bằng mộc hương không có bất thường trong các xét nghiệm máu liên quan đến tổn thương cơ tim.

Một nghiên cứu tương tự đăng trên  Tạp chí Khoa học Dược phẩm Pakistan báo cáo rằng những con thỏ được cho uống ba liều chiết xuất mộc hương đã cải thiện lưu lượng máu mạch vành và giảm nhịp tim so với những con thỏ không được điều trị. Tác dụng này tương tự như ở thỏ được điều trị bằng dược phẩm digoxin và diltiazem.

Mộc hương tốt cho gan

Mộc hương có lợi cho việc điều trị bệnh gan theo nhiều nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của Chabrol và Charonnat (1935) thì thổ mộc hương và hoạt chất của nó là helenin có tác dụng kích thích tiết mật trực tiếp và rất mạnh, dùng trong những trường hợp kém gan, sung huyết gan, vàng da.

Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research cho thấy mộc hương có thể hỗ trợ điều trị một số tổn thương gan nhất định. Theo các nhà nghien cứu, những con chuột bị viêm gan do hóa chất ít bị tổn thương gan hơn khi được điều trị bằng chiết xuất mộc hương.

Viện Nghiên cứu Thực vật Quốc gia – Ấn Độ 2007 công bố về tác dụng của Sesquiterpene lacton – một phytoconstituents chính của mộc hương. Các thí nghiệm dược lý khác nhau trong một số mô hình in vitro và in vivo đã chứng minh một cách thuyết phục khả năng của Mộc hương thể hiện các hoạt động chống viêm, chống loét, chống ung thư và bảo vệ gan, hỗ trợ cho lý do đằng sau một số công dụng truyền thống của nó.

Một số lưu ý khi sử dụng mộc hương 

Mộc hương thường được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi là an toàn (GRAS) khi được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng . Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm chóng mặt và buồn nôn.

  • Việc sử dụng quá nhiều dầu mộc hương có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Nên sử dụng theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Những người bị dị ứng với các họ thực vật thuộc họ Cúc hoặc họ Compositae như cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, hoa cúc, cúc tần… nên tránh.
  • Nó chứa axit Aristolochic có thể gây hại cho thận và có thể gây ung thư khi dùng với liều lượng lớn.

Những người cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng”

Chúng tôi cam kết chất lượng trên từng sàn phẩm. Búpxanh Đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551 tên kinh doanh là Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh . Liên hệ đặt hàng 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 giờ hành chính. Quý khách đặt hàng trực tiếp trên web nhân vào mua hàng -> thực hiện thanh toán (chưa phải thanh toán) điền thông tin để xác định mua hàng -> nhấn Đặt Hàng ( khi nhân hàng quý khách mới phải thanh toán.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bạn muốn xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng?