Liên Hệ Búpxanh 0948808065

Cây cỏ tranh | Rễ cỏ tranh | Bạch mao căn

Giá bán: 150.000₫

Rễ cỏ tranh, công dụng rễ cây cỏ tranh, địa chỉ bán rễ cỏ tranh Rễ cỏ tranh Vị thuốc quý giải độc gan, bổ thận dễ kiếm tại các vùng quê quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi. Hiện tại của hàng có bán cả lá cây cỏ tranh và rễ cây, thông thường người ta thường dùng rễ cỏ tranh là chủ yếu. Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần thử một cốc nước sâm mát lạnh trong những ngày hè nóng nực. Nhưng ít ai biết một trong những nguyên liệu làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh, một loại cây dại mà trước đây vẫn bị xem như...
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: rct
Hãng sản xuất: Búpxanh
Loại: Hàng Khô

Rễ cỏ tranh, công dụng rễ cây cỏ tranh, địa chỉ bán rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh Vị thuốc quý giải độc gan, bổ thận dễ kiếm tại các vùng quê quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi.

Hiện tại của hàng có bán cả lá cây cỏ tranh và rễ cây, thông thường người ta thường dùng rễ cỏ tranh là chủ yếu.

Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần thử một cốc nước sâm mát lạnh trong những ngày hè nóng nực. Nhưng ít ai biết một trong những nguyên liệu làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh, một loại cây dại mà trước đây vẫn bị xem như là “kẻ thù của nhà nông”. Và lợi ích của nó không dừng lại ở một cốc nước sâm giải nhiệt.

cotranh

Vị thuốc quý từ 2.000 năm trước

Những xe nước sâm lạnh bên đường từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc của đường phố Sài Gòn và những cốc nước sâm ngọt mát đã đi vào ký ức của mỗi người khi nghĩ đến thành phố nhiệt đới nhiều nắng, sôi động này. Không chỉ mang lại thu nhập cho các hàng nước giải khát, những cốc nước sâm lạnh còn là nguồn sống của không ít người dân mưu sinh bằng nghề đào rễ cỏ tranh.

Rễ cỏ tranh có nhiều đốt như đốt mía và có vị ngọt. Nước nấu từ rễ cỏ tranh giúp thông tiểu, giải nhiệt, giải khát, giải độc. Còn khi nấu cùng với mía lau, rau bắp thì sẽ thành nước sâm, vẫn bán ở hè phố”.

Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này lại có vị ngọt; cùng với các loại axit citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin.

Chẳng phải đến bây giờ người ta mới biết đến những lợi ích của nó, rễ cỏ tranh đã được dùng làm thuốc từ 2.000 năm trước và là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Ngoài ra nó còn có mặt trong rất nhiều cuốn y thư cổ khác như Danh y biệt lục, Bản thảo kinh sơ, Đắc phổi bản thảo, Bản thảo cầu chân.

Cỏ tranh có ở nhiều quốc gia và ở mỗi nước, nó lại được dùng để chủ trị các loại bệnh khác nhau. Ở Cambodia, rễ tranh được kết hợp với vài loại thảo mộc khác để trị bệnh trĩ. Ở Trung Quốc, rễ loại cây này được dùng để hạ sốt, trị nôn mửa, phù thủng. Còn người châu Phi lại dùng cỏ tranh để trị bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu.

Khi dùng làm thuốc, bạn phải cắt bỏ phần rễ nằm trên mặt đất, chỉ lấy phần rễ nằm dưới mặt đất, bổ sạch bẹ, lá, rễ con. Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn. Từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo cách bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này có thêm những tên gọi khác nhau.

Rễ cây cỏ tranh tươi, rửa sạch, thái nhỏ thì được gọi là sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm nước cho mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụ thì được gọi là bạch mao căn. Lấy bạch mao căn cho vào nồi sao cho thuốc chuyển sang màu đen, bỏ ra phơi khô thì được mao căn thán.

Mát gan, lợi thận

Theo Đông y, rễ cây cỏ tranh vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu.

Còn theo y học hiện đại thì rễ cỏ tranh có tác dụng làm đông máu nhanh, bột mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục calci của huyết tương ở thỏ thực nghiệm. Về tác dụng lợi tiểu, y học hiện đại đã chứng minh bằng các thí nghiệm trên thỏ. Y học hiện đại cho rằng tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có chứa muối kali. Ngoài ra thuốc sắc từ rễ cỏ tranh còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, mà cụ thể là khuẩn Flexner và Sonnei gây ra bệnh kiết lỵ ở người. Nhưng có lẽ, tác dụng được nhiều người nhắc đến nhất ở loại thảo dược này chính là hỗ trợ điều trị bệnh thận.

Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) trong một bài giới thiệu về vị thuốc này chia sẻ: Các nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc cho thấy, rễ cỏ tranh có tác dụng tương đối tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đối với viêm thận mạn tính, rễ cỏ tranh với tác dụng lợi niệu, tiêu thũng và hạ huyết áp nhất định.

Để hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, sắc 200g bạch mao căn với 500ml nước, đun nhỏ lửa, đến khi còn lại 100-150ml thì dùng được, chia thành 2-3 lần uống, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả khá rõ rệt.

Hoặc, bạn cũng có thể dùng sinh mao căn kết hợp với mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu để cho hiệu quả tốt hơn. Các loại trên mỗi vị 10g, đổ vào 3 bát nước, sắc còn khoảng 1 bát, uống sau bữa ăn, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày.

Những người gan yếu do hút thuốc, uống rượu bia nhiều hoặc các rắc rối về chức năng gan, có thể dùng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để thanh lọc, giải độc, làm mát gan. Bạn có thể dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống theo cách sau: Lấy 200g sinh mao căn sắc với 700ml nước, đun to lửa, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay chè, dùng trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa.

Mao căn cũng có thể nấu với thịt lợn nạc để làm thành món ăn bài thuốc. Dùng 150g sinh mao căn, 50g bạch anh tươi, 150g thịt lợn nạc thái lát mỏng. Cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, ăn 1 lần/ngày, liêu tục trong 10-15 ngày.

Và nhiều công dụng rễ cỏ tranh khác

Không chỉ dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan thận, rễ cỏ tranh còn có mặt trong nhiều bài thuốc khác:

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc rễ cỏ tranh

Trị sốt xuất huyết:

Dùng Mao căn 50 - 100g, Đơn sâm 20 - 30g, Lô căn 30 - 40g, Hoàng bá, Đơn bì đều 10 - 15g, Bội lan 15 - 30g, tùy chứng gia vị, đã trị 60 ca xuất huyết, mỗi ngày 1 - 3 thang sắc chia nhiều lần uống. Có kết hợp dùng sinh tố C 2 - 3g/ mỗi ngày, truyền dịch và cho thuốc tây cầm máu lúc chảy máu nhiều, chỉ có 2 ca tử vong còn hồi phục tốt so với tổ đơn thuần dùng thuốc tây tốt hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thông kê ( Báo cáo của Hạ viễn Lục, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986.6(4):212).

Trị chảy máu cam:

Chi tử 18g, Mao căn tươi 120g (hoặc Mao căn khô 36g) sắc uống nóng sau ăn hoặc trước lúc ngủ, có kết quả đối với chảy máu cam thể phế vị thực nhiệt, tâm hỏa bốc, uống 1 - 3 thang có kết quả.

Trị viêm thận cấp:

Bạch mao căn khô 250g, nước 500ml sắc nước chia 2 - 3 lần uống, trị viêm thận cấp trẻ em, có 11 ca, 9 ca khỏi, 2 ca tốt, trung bình mỗi bệnh nhân uống 42 thang, so với tổ đối chiếu tỷ lệ khỏi cao hơn 21% ( Báo cáo của Lưu Tuấn Quảng đông y học 1965, 3:28).

Dùng thanh nhiệt giáng hỏa: Trong các trường hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó thở, vị nhiệt nôn ói.

Mao căn tươi 40g sắc uống, lúc thuốc ấm sau khi ăn. Trị chứng phế nhiệt khó thở

Mao cát thang: Mao căn 12g, Cát căn 12g, sắc nước uống trị chứng nấc cụt do nhiệt.

Dùng lương huyết chỉ huyết: Trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam.

Tam tiên ẩm: Tiên mao căn 40g, Tiên tiểu kế 20g, Tiên ngẫu tiết 40g, sắc uống trị chứng hư lao trong đờm có máu ( có thể dùng cho bệnh lao, giãn phế quản ho ra máu).

Mao căn 40g, Đại kế căn 20g sắc uống trị tiểu ra máu.

Dùng lợi tiểu tiêu phù: Trong các trường hợp viêm cầu thận cấp, phù, nước tiểu ít, thấp nhiệt hoàng đản.

Bạch mao căn tươi ( cạo sạch vỏ) 80 - 160g, Bạch anh tươi 80g, Thịt nạc heo 160g nấu ăn. Trị viêm gan hoàng đản tiểu tiện ít.

Bạch mao căn tươi, Tây qua bì đều 40g, Ngọc mễ tu 12g, Xích tiểu đậu 16g, sắc uống . Trị viêm cầu thận cấp.

Trà lợi tiểu:

Râu ngô 40g, Xa tiền 25g, Rễ cỏ tranh 30g, Hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ trộn đều. Mỗi lần cân 50g pha thành 0,75lít, chia uống trong ngày vòa lúc khát.
Dùng phòng ngừa ho gà: Bạch mao căn 20g, Cam thảo 8g, Bắc sa sâm 12g, sắc uống ngày 1 thang.

- Chảy máu cam: Dùng 36g bạch mao căn, 18g chi tử sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Nếu dùng sinh mao căn thì cần dùng 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn, kéo dài 7-10 ngày.

- Hen suyễn: Sắc 20g sinh mao căn, uống sau khi ăn tối khi thuốc còn ấm, dùng trong 8 ngày.

- Lợi tiểu: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều. Mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi, uống trong ngày; dùng trong 10 ngày.

Bạn cũng có thể dùng 50g sinh mao căn, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô, 10g rau má, 8g rau diếp cá, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Dùng 3-5 ngày.

Tiểu ra máu (do nhiễm trùng đường tiết niệu): Dùng mao căn thán, gừng (đã sao cháy) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.

Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh, công dụng rễ cây cỏ tranh, địa chỉ bán rễ cỏ tranh

Địa chỉ bán rễ cỏ tranh, nơi bán rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh được đào sau đó cắt nhỏ phơi khô để sử dụng, quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi.

Bạch mao căn, công dụng bạch mao căn, địa chỉ bán bạch mao căn

Cây mọc hoang ở nhiều nơi, rễ ăn sâu vào dât nên người thu hoạch cũng rất khóe mới lấy được rễ, rễ cây màu trắng nên người ta gọi là bạch mao căn.

Bạch mao căn là tên gọi của rễ cỏ tranh được lấy từ cây cỏ tranh

Bạch mao căn hay còn được dân gian gọi là cỏ tranh có tên khoa học là Imperata cylindrica Beauv. Là loài thực vật thuộc họ lúa, vị ngọt, mang tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn.

Tính vị: vị ngọt tính hàn.

Qui kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ và Vị.

Bạch mao căn tác dụng: thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện.

Chủ trị: giải nhiệt, phiền khát, tiểu tiện ít, chữa chứng lậu nhiệt, lậu mủ, đái ra máu, thổ ra máu, chảy máu mũi, suyễn gấp.

- Nước tiểu nóng, phù và vàng do thấp nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Xa tiền tử và Kim tiền thảo.

- Xuất huyết do giãn mạch mạch quá mức bởi nhiệt: Dùng Bạch mao căn với Trắc bá diệp, Tiểu kế và Bồ hoàng.

Liều dùng: Ngày dùng từ 12-40g.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Không dùng thứ rễ nổi trên mặt đất, đào lấy rễ dưới đất, rửa sạch đất cát, bỏ hết lông con ở ngoài mà dùng.

Theo kinh nghiệm VN: Để nguyên rễ khô, rửa sạch, cắt ngắn 2-3cm, phơi khô dùng sống.

Bảo quản: dễ hút ẩm, cần để nơi khô ráo, trước mùa mưa cần phơi sấy, phòng chống mọt mốc

Theo những phân tích về hóa học hữu cơ thì trong rễ của bạch mao căn ( cỏ tranh) có chứa hàm lượng glucoza, fuctoza và axit hữa cơ.

Công dụng bạch mao căn

Theo những nhiên cứu từ Đông y thì chúng có vị ngọt, tính hàn; vào ba kinh Túc thái âm Tỳ, Túc dương minh Vị, Thủ thiếu âm Tâm; tác dụng trù phục nhiệt (nhiệt tàng bên trong), lợi tiểu, tiêu ứ huyệt. Dùng để trị các bệnh nội tiết tiểu khó, đái ra máu, thổ huyết, mau cam.
Khi sử dụng Bạch mao căn làm thuốc thì chú ý không dùng phần rễ nổi bên trên mặt đất mà chỉ sử dụng phần rễ dưới mặt đất, tuốt sạch, bỏ bẹ, lá, rễ con, thái nhỏ. Chỉ từ rễ cỏ tranh tùy vào cách bào chế cũng như mục đích chữa bệnh mà lại có những tên gọi khác nhau. Rễ tươi, rửa sạch, thái nhỏ thì có tên sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm ẩm cho mềm rồi cắt đoạn, phơi khô, được gọi bạch mao căn. Bạch mao căn cho chảo sao cho chuyển sang màu đen, bỏ ra phơi tới khô thì lại được mao căn thán.

Bạch mao căn là vị thuốc thông dụng được nhiều người sử dụng, bạch mao căn thường dùng trong trà thanh nhiệt

Một số bài thuốc từ loại dược thảo này:

recotranh

– Phổi nóng, hen suyễn, khó thở: CHỉ cần 50g bạch mao căn sắc với nước, uống lúc nóng sau ăn cơm.

– Thông tiểu tiện: Bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, hoa cúc 5g, bông mã đề 25g. Thái nhỏ tất cả các vị thuốc rồi trộn dều. Hàng ngày cân 50g chè này pha cùng với 1 lít nước, uống trong ngày thành nhiều lần vào những lúc khát. Trẻ em ở độ tuổi tủ 6-14 tuổi mỗi ngày chỉ dùng khoảng 25g pha cùng nửa lít nước và cũng uống theo cách ở trên

– Thổ huyết, nục huyết ( Bị nôn ra máu, chảy máu mũi): Rễ cỏ tranh tươi 40g, hoa chuối (bi chuối) 40g, thái nhỏ tất cả sắc với nước uông thành nhiều lần trong ngày.

– Đái ra máu:

+ Bạch mao căn 30g, lá huyết dụ 12g, bông mã đề 20g sắc với nước, uống trong ngày.

+ Bạch mao căn 20g, khương thán ( đốt dừng thành than) 12g, sắc thật kỹ với nước, trong quá trình uống có thẻ thêm chút mật ong vào để dễ uống hơn.

– Chữa nấc, ợ hơi ngược do bị nóng từ trong (nhiệt ách): Rễ cây cỏ tranh 12g, cát căn ( còn gọi là sắn dây) 12g, sắc uống.

– Mát gan:

+ Sinh mao căn 200g, sắc cùng 700ml nước, dun to lửa tới sôi rồi đun lửa nhỏ khoảng 7-10 phút, lọc bã lấy nước uống trong ngày thay chè. Liệu trình trong khoảng từ 10-15 ngày.

+ Sinh mao căn 150g, bạch anh tươi 50g, thịt lợn nạc thái mỏng 150g, nêm gia vị vừa đủ. Đun tổ hợp dược liệu trên đến nhừ, ngày ăn một lần. Ăn liên tục trong khoảng từ 10-15 ngày.

Chú ý: Phụ nữ mang thai và người hư hỏa không nên dùng dược thảo này.

Địa chỉ bán bạch mao căn, nơi bán bạch mao căn uy tín.

Bạch mao căn được thu hoạch sau đó phơi khô để sử dung, dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, bạch mao căn được đóng gói 1kg để sử dụng.

Quý khách mua bạch mao căn được giao hàng miễn phí tại thành phố hồ chí minh miễn phí, còn ở những tỉnh thành khác giao qua bưu điện có tính cước.

Bạch mao căn cung cấp sỉ lẻ toàn quốc.

Chúng tôi cam kết chất lượng trên từng sàn phẩm. Búpxanh Đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551 tên kinh doanh là Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh . Liên hệ đặt hàng 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 giờ hành chính. Quý khách đặt hàng trực tiếp trên web nhân vào mua hàng -> thực hiện thanh toán (chưa phải thanh toán) điền thông tin để xác định mua hàng -> nhấn Đặt Hàng ( khi nhân hàng quý khách mới phải thanh toán.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bạn muốn xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng?